Viêm gan B là gì? Thông tin bệnh lý và cách điều trị HIỆU QUẢ

Bệnh viêm gan B do virus HBV xâm nhập làm tổn thương gan. 2 loại viêm gan B cấp và mãn tính có thể…

Bệnh viêm gan B đang là mối nguy hại mang tính toàn cầu. Tính tới năm 2020, tại Việt Nam có tới hơn 10 triệu người mắc bệnh và con số này đang ngày một gia tăng. Điều đáng nói, 90% người nhiễm không nắm rõ tình trạng bệnh lý, dẫn đến tỷ lệ tử vong ở nước ta luôn cao nhất nhì khu vực châu Á.

Vậy bệnh viêm gan B là gì? Nguyên nhân, triệu trứng, xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B ra sao? Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây. Hiểu được nguyên nhân, bạn sẽ có được cách điều trị và phòng tránh tốt nhất. Qua đó giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực mà viêm gan B gây ra.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là gì? Hiểu đúng để phòng tránh

Bệnh viêm gan B là gì?

Bệnh viêm gan B là một trong số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Bệnh do virus HBV xâm nhập làm suy giảm chức năng gan. Thậm chí, nhiều trường hợp bị nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Theo thông tin của WHO – Hepatitis B, trên thế giới hiện nay có đến 400 triệu người mắc bệnh viêm gan B mãn tính. Riêng tại Việt Nam, số người nhiễm virus HBV chiếm khoảng 15 đến 20% dân số. Viêm gan B có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Virus viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: suy gan, sơ gan thậm chí ung thư gan. Nếu đối tượng mắc bệnh là người trưởng thành, có thể phát hiện sớm để điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh, bệnh lý này rất khó phát hiện nên hầu như không thể điều trị dứt điểm.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Dấu hiệu, mẹ nên ăn gì?

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B được xác định do virus HBV (Hepatitis B Virus) hình cầu, có vỏ bao quanh là lipoprotein chứa kháng nguyên bề mặt HBsAg. Virus HBV tồn tại với 8 dạng kháng nguyên khác nhau, người bệnh cần phân biệt được mình mắc bệnh ở dạng kháng nguyên nào để có hướng điều trị tốt nhất nhất.

Virus HBV có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Trong đó, thời gian đầu virus sẽ gây ra bệnh viêm gan B cấp tính. Giai đoạn này cơ thể hoàn toàn có thể chống lại bệnh nhưng nếu sức đề kháng yếu, không miễn dịch được thì sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời còn gặp một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm gan B lây qua đường nào?

Cơ chế lây nhiễm viêm gan B

Virus viêm gan B có cơ chế lây nhiễm khá giống HIV. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy, với những tính chất đặc thù virus viêm gan B được đánh giá nguy hiểm hơn hẳn virus HIV trong nhiều phương diện như:

  • Thời gian tồn tại ngoài không khí lâu: Khác hẳn HIV chỉ tồn tại trong chủ thể, virus HBV có thể duy trì sự sống ở môi trường ngoài trong thời gian 1 tháng.
  • Khả năng lây nhiễm cao: Theo các báo cáo, khả năng lây nhiễm của virus HBV gấp 100 lần HIV. Chủ yếu lây nhiễm qua đường máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.

Xem thêm: TORCH và tầm quan trọng của việc làm xét nghiệm tiền thai kỳ

Con đường lây nhiễm chính

Theo bác sĩ Nam, có 3 con đường lây nhiễm viêm gan B chính bao gồm:

  • Lây qua đường máu: Nếu tiếp xúc với máu của người bệnh thì tỉ lệ nhiễm viêm gan B rất cao. Do đó, bạn cần lưu ý một số trường hợp: Vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm bệnh. Dùng chung đồ vệ sinh cá nhân gồm: bàn chải, dao cạo râu, chung kim để xăm mình, chích ma túy hay đơn giản là xỏ lỗ tai.
  • Lây từ mẹ sang con: Trong thời gian mang thai, mẹ bị nhiễm virus HBV thì tỉ lệ lây bệnh cho con rất cao. Theo ước tính, 3 tháng đầu tỉ lệ lây nhiễm và 1%, 3 tháng giữa là 10% và có thể tăng lên 60 tới 70% ở 3 tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt, nếu sau khi sinh không có biện pháp can thiệp hiệu quả, tỉ lệ lây nhiễm có thể lên tới trên 90%.
  • Lây qua đường tình dục: Những vết xước nhỏ khi quan hệ cũng là nguyên nhân lây bệnh viêm gan B mà bạn không nên bỏ qua. Nếu bị bệnh, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

Triệu chứng bệnh viêm gan B

Tùy vào từng giai đoạn để nhận biết rõ nhất triệu chứng viêm gan B. Cụ thể:

  • Giai đoạn cấp tính: Một số triệu chứng của cơ thể bị viêm gan B cấp tính bạn không nên bỏ qua gồm: vàng da và mắt, nước tiểu có màu đậm hơn bình thường, mệt mỏi, thường xuyên buồn nôn và đau bụng. Những biểu hiện này có thể kéo dài vài tuần và rất khó chịu.
  • Giai đoạn mãn tính: Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, đau tức vùng gan, chán ăn, mắt vàng, ngứa,.… Tuy nhiên, những biểu này lại không rõ ràng và bệnh chỉ được phát hiện khi xét nghiệm máu. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh nhân không biết mình mắc virus HBV và có nguy cơ gặp biến chứng như: xơ gan, ung thu gan.

Xem thêm: Các xét nghiệm khi mang thai cần thiết nhất mẹ phải nằm lòng

Bảng tổng hợp các triệu chứng viêm gan B dễ nhận biết

STT Triệu chứng thường gặp
1 Cơ thể mệt mỏi
2 Ăn uống không ngon miệng
3 Đau nhức xương khớp
4 Thường xuyên bồn nôn, ói mửa
5 Nước tiểu có màu vàng xẫm
6 Đau bụng
7 Phân màu xanh xám, tối màu
8 Thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa
9 Da vàng, vàng mắt
10 Xuất huyết dưới da
11 Đau hạ sườn phải
12 Sưng và chướng bụng

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm gan B

Khi virus HBV bám vào bề mặt gan, nó sẽ phá hủy và gây rối loạn chức năng gan. Lâu ngày, người bệnh sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Suy giảm chức năng gan: Viêm gan B phá hủy tế bào gan từ bên trong nên các chức năng như: thải độc, lọc máu, chuyển hóa chất dinh dưỡng,… trở nên khó khăn hơn trước rất nhiều.
  • Gan nhiễm mỡ: Việc phân giải Triglyceride diễn ra chậm gây nên tình trạng chất béo không được chuyển hóa, tích tụ lâu ngày dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Xơ gan: Viêm gan B nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến xơ gan khiến máu không thể đi qua gan rất nguy hiểm.
  • Ung thư gan: Biến chứng nặng nhất của bệnh là ung thư gan. Cứ 100.000 người mắc bệnh thì có 23 người bị biến chứng này. Nguyên nhân là virus HBV làm tổn thương gan, gia tăng tế bào gan ác tính. Sau khoảng 10 năm thì chuyển sang ung thư gan.

Xem thêm: Ung thư vú: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh

Xét nghiệm viêm gan B

Xét nghiệm viêm gan B có thể phát hiện bệnh sớm để đưa ra hướng điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc những điều dưới đây trước khi thực hiện.

Khi nào nên xét nghiệm?

Nếu cơ thể thường xuyên xuất hiện những triệu chứng như: mệt mỏi, ăn không ngon, đau nhức các khớp, buồn nôn vào sáng sớm, ói mửa, nước tiểu có màu đậm, phân có màu xanh xám, vàng da, vàng mắt, xuất huyết dưới da, đau hạ sườn phải, sưng bụng, chướng bụng thường xuyên,… thì bạn nên thăm khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện bệnh viêm gan B kịp thời.

Tuyệt đối không để lâu, bởi ngoài việc khiến bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính còn tăng khả năng lây nhiễm cho người thân và xã hội. Phát hiện sớm sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Qua đó có thể xử lý hoàn toàn căn bệnh Quốc dân này.

Xem thêm: Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai và những vấn đề cần lưu ý

Xét nghiệm viêm gan B cần làm những gì?

  • Xét nghiệm máu: Biện pháp xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ nhận biết các dấu hiệu của virus HBV trong gan và xác định được mức độ tổn thương gan do virus là cấp tính hay mãn tính.
  • Xét nghiệm HBsAg: Đây là biện pháp xét nghiệm kháng nguyên vỏ của virus. Nếu kết quả là âm tính thì bạn không có virus HBV trong cơ thể. Ngược lại, nếu dương tính, cơ thể tồn tại virus HBV và bạn cần thực hiện một số xét nghiệm khác để xác định mức độ tổn thương gan.
  • Xét nghiệm HBeAg: Đây là một loại kháng nguyên vỏ capsid của HBV. Khi cơ thể xuất hiện HBeAg nghĩa là virus đang trong quá trình nhân lên và có nguy cơ lây lan nhanh chóng.
  • Xét nghiệm HBV – ADN: Chỉ số HBV – ADN càng cao, mức độ nhân lên của virus càng mạnh và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Xét nghiệm HBcrAg: Kết quả của xét nghiệm này giúp xác định các giai đoạn của viêm gan B mãn tính. Ngoài ra, việc tiên lượng ung thư gan, nguy cơ bùng phát viêm gan B cũng dựa vào xét nghiệm HBcrAg.
  • Siêu âm gan: Đây là xét nghiệm quan trọng nhằm xác định mức độ tổn thương gan nhanh nhất và đo độ xơ hóa gan hiệu quả.
  • Sinh thiết gan: Ngoài đánh giá mức độ tổn thương thì sinh thiết gan còn tầm soát các biến chứng nguy hiểm do virus HBV gây ra.

Điều trị viêm gan B

Tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có biện pháp điều trị viêm gan B triệt để. Cách tốt nhất vẫn chỉ dừng lại ở mức kiểm soát bệnh và ức chế sự phát triển của virus HBV. Từ đó phục hồi chức năng gan cho người bệnh.

Việc điều trị có đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào thể trạng và sức khỏe của bệnh nhân. Nếu thể trạng tốt, virus HBV hoạt động yếu thì không cần sử dụng thuốc mà chỉ nên lưu ý đến chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, theo dõi sức khỏe định kỳ.

Đối với những người có thể trạng mang virus hoạt động mạnh thì cần thăm khám, điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ biến chứng thành xơ gan, nặng hơn là ung thư gan gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tiêm phòng viêm gan B

Hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa bệnh viêm gan B cho người lớn và trẻ nhỏ. Do đó, bạn nên cân nhắc tiêm chủng đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Tiêm phòng cho người lớn

Trước khi quyết định tiêm vacxin viêm gan B thì bạn cần làm xét nghiệm máu để xác định trong cơ thể có virus HBV hay kháng thể không. Nếu kết quả là âm tính thì bác sĩ sẽ tiến hành tiêm phòng 3 mũi sau:

  • Mũi 1: Tiêm ngay sau khi xét nghiệm máu âm tính với virus HBV.
  • Mũi 2: Sau khi tiêm mũi 1 được 1 tháng thì sẽ tiến hành tiêm mũi 2.
  • Mũi 3: Tiến hành sau khi tiêm mũi 1 được 6 tháng.

Tiêm phòng cho trẻ em

Trẻ sơ sinh sẽ được tiêm một mũi ngừa viêm gan B sau 24 giờ sinh. Riêng đối với trẻ có mẹ bị nhiễm virus HBV, bé được tiêm một mũi kháng thể ngay trong 12 đến 24 giờ đầu sau sinh. Trẻ được 15 tới 18 tháng tuổi, nên tiến hành cho con xét nghiệm HBsAg và anti HBs để chắc chắn rằng bé không bị lây nhiễm viêm gan  B từ mẹ. Ngoài 2 mũi kể trên thì trẻ em còn được khuyến cáo tiêm 4 mũi dưới đây:

  • Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên (sau mũi sơ sinh và huyết thanh).
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 khoảng 1 tháng.
  • Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 khoảng 1 tháng.
  • Mũi 4: Sau 1 năm thì tiến hành tiêm mũi 4 để phòng ngừa bệnh viêm gan B an toàn nhất.

Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi chi tiết nhất

Tìm hiểu những thông tin về viêm gan B khi mang thai

Mẹ bầu bị nhiễm gan B thì cần hết sức lưu ý và thăm khám thường xuyên. Dưới đây, iPREG sẽ tổng hợp những vấn đề liên quan đến virus HBV trong thời gian mang thai cho mẹ tham khảo.

Tỉ lệ lây bệnh cho thai nhi

  • 3 tháng đầu: Trong tam cá nguyệt thứ nhất, tỉ lệ mẹ truyền virus HBV cho con chỉ chiếm 1%.
  • 3 tháng giữa: Tỉ lệ mẹ truyền mầm bệnh lên đến 10%.
  • 3 tháng cuối: Đây là giai đoạn nguy hiểm, tỉ lệ mẹ truyền bệnh cho thai nhi rất cao, chiếm đến 60% – 70%.
  • Sau khi sinh: Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, tỉ lệ lây nhiễm lên tới trên 90%.

Mẹ bầu bị viêm gan B có nguy hiểm không?

Nhiễm virus HBV trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến mẹ: Chức năng gan suy yếu, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn. Tình trạng chán ăn ở mẹ bầu khiến sức khỏe không ổn định, tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Thậm chí mẹ bầu còn đối mặt với tình trạng sinh non, sảy thai ngoài ý muốn.
  • Ảnh hưởng đến bé: Ngoài tỉ lệ nhiễm bệnh từ mẹ thì thai nhi còn gặp nguy cơ thiếu cân sau sinh, bị bệnh vàng da, tổn thương gan trong giai đoạn bào thai.

Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học

Mẹ bầu bị viêm gan B nên lưu ý những gì?

Đối với những mẹ bầu nhiễm viêm gan B thì nên có một chế độ ăn hợp lý. Ưu tiên các loại rau xanh, sữa, hạt và tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hạn chế ăn đồ ngọt.

Ngoài ra, mẹ cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, làm việc quá sức khiến cơ thể mệt mỏi. Đặc biệt, mẹ nên thăm khám định kỳ để bác sĩ tư vấn cũng như có hướng điều trị tốt nhất khi bệnh chuyển biến xấu.

Bệnh viêm gan B gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé. Vậy nên, mẹ cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc và tìm hiểu kỹ về virus HBV thông qua bài viết này để có hướng xử lý kịp thời. Qua đó ngăn chặn tình trạng lây nhiễm cho thai nhi hiệu quả nhất.

Một vài câu hỏi liên quan

Viêm gan B có chữa được không?

Viêm gan B có thể được điều trị hoàn toàn nếu người bệnh phát hiện sớm trong giai đoạn cấp tính. Nếu để bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính, khả năng chữa khỏi ở mức thấp. Đồng nghĩa bệnh nhân sẽ phải sống chung cùng virus HBV trong toàn bộ thời gian còn lại.

Phương pháp điều trị viêm gan B lúc này là kiểm soát chế độ ăn uống một cách khoa học. Sử dụng các loại thuốc ức chế virus HBV theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viêm gan B có lây không, lây qua đường nào?

Như đã phân tích ở trên, bệnh viêm gan B có khả năng lây nhiễm cao gấp 100 lần HIV. 3 con đường lây nhiễm chính gồm: lây qua máu, mẹ sang con, và quan hệ tính dục. Virus HBV có khả năng tồn tại, sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Do đó các biện pháp phòng tránh luôn là ưu tiền hàng đầu.

Xem thêm: Quan hệ tình dục an toàn: Vì sao và phương pháp

Trên đây là toàn bộ thông tin về virus HBVbệnh viêm gan B. iPREG hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn khách quan nhất về viêm gan B cũng như những hệ lụy mà căn bệnh này gây ra. Qua đó, có hướng phòng tránh và điều trị hiệu quả.

Tham khảo thêm

  • Rau tiền đạo (nhau tiền đạo): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Chửa trứng (Thai trứng) là gì? Triệu chứng và cách điều trị
  • Các loại bệnh di truyền sang con mẹ cần đặc biệt lưu tâm
  • 10 loại bệnh cần được chữa trị kịp thời trước khi mang thai
  • Bệnh Rubella là gì? Ảnh hưởng thế nào tới mẹ và bé?
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories