Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh không hiếm gặp, đặc biệt với các bé sinh non. Nguyên nhân do đâu? Cách điều trị…

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh không hiếm gặp và có thể tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần. Tuy nhiên, hiện tượng vàng da ở một số bé có thể kéo dài và là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm về gan. Vậy bệnh vàng da là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả ra sao? Mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua chia sẻ của bác sĩ Đặng Thanh Tâm trong nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

 


ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà

Chi tiết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

 

Bệnh vàng da (Jaundice and Kernicterus) là hiện tượng hồng cầu bị vỡ, chức năng chuyển hóa bilirubin của gan ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện gây ra những đốm vàng tại các vùng da trên cơ thể như: mặt, ngực, tay, chân,… Bệnh lý này được chia làm 2 loại chính gồm:

Vàng da sinh lý

Vàng da sinh lý sẽ xuất hiện sau 24 giờ sinh và thường ở mức độ nhẹ. Bệnh này không quá nguy hiểm, có thể hết trong vòng 1 – 2 tuần nên mẹ cũng không nên quá lo lắng. Những đốm vàng sẽ xuất hiện chủ yếu ở vùng da mặt, cổ, ngực, vùng bụng trên rốn và không kèm theo những triệu chứng bất thường.

Vàng da bệnh lý

Đây là căn bệnh nguy hiểm. Dấu hiệu để mẹ nhận biết vàng da bệnh lý đó chính là những đốm vàng sẫm màu, kéo dài kèm theo một số triệu chứng mắt lừ đừ, bỏ bú, co giật, thiếu máu,… Vàng da bệnh lý gây nên biến chứng như vàng da nhân não, chậm phát triển và thậm chí là tử vong.

Xem thêm: Hội chứng Down: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Nguyên nhân bé bị vàng da

Nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị vàng da chính là sắc tố bilirubin trong máu tăng cao. Thông thường, trong thời gian mang thai, gan của mẹ sẽ thực hiện nhiệm vụ loại bỏ bilirubin trong máu cho thai nhi.

Khi chào đời, chức năng gan của bé chưa hoàn thiện và quá trình loại bỏ bilirubin diễn ra chậm khiến sắc tố này tích tụ trong máu khiến bé mắc bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh. Những đốm vàng sẽ xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh và tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần.

Với những trẻ sinh thiếu tháng, đốm vàng sẽ xuất hiện muộn hơn vào ngày thứ 5 – thứ 7 sau khi chào đời và mất sau khoảng 2 tháng. Tình trạng vàng da bệnh lý này khá phổ biến nên mẹ chỉ cần chăm sóc bé đúng cách, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để trẻ phát triển toàn diện mà không cần can thiệp thuốc để điều trị.

Xem thêm: Trí não trẻ nhỏ: Cách kích thích giúp bé phát triển toàn diện

Những dấu hiệu bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh thường gặp

 

Nhiều mẹ rất thắc mắc làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da? iPREG sẽ bật mí cho mẹ những dấu hiệu cho thấy bé đang gặp tình trạng vàng da ngay sau đây.

  • Vàng lòng bàn tay, lòng bàn chân: Khi mẹ nhấn vào lòng bàn tay, lòng bàn chân của trẻ sẽ xuất hiện màu vàng nhạt. Đây chính là dấu hiệu bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh mà mẹ không nên bỏ qua.
  • Nước tiểu màu vàng sẫm: Nếu trẻ sơ sinh được cung cấp đủ lượng nước cần thiết, nước tiểu của bé sẽ có màu trong suốt. Nếu mẹ đã cho bé bú đầy đủ nhưng nước tiểu lại có màu vàng sậm thì nguy cơ bé bị vàng da rất cao.
  • Phân màu nhạt: Phân trẻ sơ sinh thường có màu vàng hoặc cam. Khi bé đi ngoài có phân màu xanh hoặc nhạt, chứng tỏ bé đang gặp tình trạng vàng da sơ sinh.

Xem thêm: Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh: Mẹ xử lý thế nào?

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh mắc bệnh vàng da có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu bé bị vàng da sinh lý sẽ không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi sau 1 – 2 tuần nhưng mẹ tuyệt đối không nên chủ quan.

Trường hợp xấu hơn, bé bị vàng da bệnh lý, mẹ cần chăm sóc kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời và ngăn chặn những biến chứng xấu có thể xảy ra. Nếu nồng độ bilirubin trong máu quá cao sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương hệ thần kinh gây ra hệ lụy nghiêm trọng như: điếc, chậm phát triển, bại liệt,…

Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ gặp một số nguy hiểm như:

  • Bỏ bú, giảm phản xạ của cơ thể, tăng trương lực cơ, gồng ưỡn người, co giật.
  • Hôn mê sâu, ngừng thở và dẫn đến tử vong.
  • Mắc một số di chứng không mong muốn như điếc, mù mắt, nói ngọng, bại não,… Bởi vậy, mẹ không nên chủ quan khi bé bị vàng da và nên gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về căn bệnh này.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay vặn mình: Nguyên nhân và mẹo chữa hiệu quả

Những bé có nguy cơ vàng da cao

 

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh khá phổ biến nhưng không phải bé nào cũng có nguy cơ mắc bệnh. Nếu bé thuộc một trong những đối tượng dưới đây, mẹ nên theo dõi kỹ lưỡng ngay sau khi bé chào đời để có hướng điều trị tốt nhất bệnh vàng da.

Anh chị em ruột bị vàng da

Nếu mẹ sinh những bé trước đã mắc bệnh vàng da, ở những lần sinh sau, nguy cơ mắc bệnh cũng tăng cao hơn so với những bé bình thường.

Xem thêm: Tư vấn: Khoảng cách thời gian giữa hai lần sinh phù hợp

Trẻ sinh non

Với những trẻ sinh non dưới 36 tuần hoặc có cân nặng dưới 2500g, có nguy cơ mắc bệnh vàng da cao. Ngoài ra, sau khi sinh trẻ không được bú sữa mẹ, sữa công thức đầy đủ cũng là nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh vàng da.

Thâm tím khi sinh

Tế bào hồng cầu có trong những vết thâm tím sau khi sinh sẽ bị phá vỡ dẫn đến khả năng sinh ra bilirubin cao hơn so với bình thường.

Rối loạn di truyền

Nếu bé mắc một số bệnh rối loạn di truyền như hội chứng Gibert – khuyết tật màng tế bào hồng cầu bẩm sinh hoặc di truyền galactose huyết, nguy cơ mắc bệnh vàng da rất cao.

Mắc một số bệnh lý liên quan

 

Một số bệnh liên quan như xơ nang, nhược giáp cũng là làm tăng nguy cơ vàng da ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, một số bệnh lý ở gan, túi mật, nhiễm trùng, rối loạn đường ruột,… cũng khiến tế bào hồng cầu bị phá vỡ và gây nên bệnh vàng da không mong muốn.

Nhóm máu của trẻ không tương sinh với nhóm máu của mẹ

Điều này khiến kháng thể trong máu mẹ phá hủy các tế bào hồng cầu trong máu của con và khiến nồng độ bilirubin gia tăng một cách đột ngột.

Xem thêm: Xét nghiệm huyết đồ trước khi mang thai cho bố và mẹ

Các xét nghiệm và chuẩn đoán bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Dù bé yêu của bạn có nằm trong đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh vàng da hay không, mẹ cũng nên thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán chính xác dưới đây để có biện pháp điều trị tốt nhất cho bé.

Quan sát mắt của bé

Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát mắt bé từ 3 – 5 ngày sau sinh để chẩn đoán bé có bị vàng da hay không. Nếu tròng trắng xuất hiện những đốm màu vàng nhỏ, có nghĩa là nồng độ bilirubin trong máu đang tăng cao.

Kiểm tra nồng độ bilirubin bằng các xét nghiệm liên quan

Khi xác định sắc tố bilirubin trong máu của bé cao hơn bình thường, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm da, xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác về nguy cơ mắc bệnh. Những xét nghiệm này được thực hiện sau 24 giờ sinh để đưa ra hướng điều trị kịp thời và tốt nhất cho bé.

Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi chi tiết nhất

Kiểm tra bằng các phương pháp đơn giản

Một phương pháp được thực hiện đơn giản nhưng cho kết quả cao về tình trạng bé sơ sinh bị vàng da đó chính là ấn nhẹ ngón tay lên các bộ phận trên cơ thể. Nếu bé có làn da trắng, mẹ có thể ấn ngón tay lên trán, ngực, mũi và tìm màu vàng xuất hiện sau khi thả ngón tay ra. Nếu những bé có làn da ngăm, mẹ hãy tìm màu vàng ở nướu hoặc tròng trắng ở mắt của con.

Phương pháp điều trị bệnh vàng da

 

Với những trẻ sơ sinh bị mắc bệnh vàng da đi kèm một số triệu chứng như vùng da xuất hiện đốm vàng đậm, ngủ mê, quấy khóc thường xuyên, chán ăn, vàng da kéo dài trên 3 tuần chưa khỏi, mẹ nên đưa trẻ thăm khám và lựa chọn phương án điều trị kịp thời.

Có 2 phương pháp điều trị vàng da thường được áp dụng mẹ có thể tham khảo như:

Chiếu đèn

Bé bị vàng da sẽ được đưa vào phòng có nhiều ánh sáng tự nhiên hoặc dưới ánh đèn huỳnh quang để cung cấp đầy đủ ánh sáng cho bé. Đây là liệu pháp quang trị liệu đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho mẹ và cực kỳ an toàn cho bé.

Thay máu

Khi đã áp dụng chiếu đèn tích cực nhưng nồng độ bilirubin trong máu vẫn tiếp tục tăng cao, bé sẽ được bác sĩ chỉ định thay máu. Tất nhiên, chỉ một phần máu của bé có chứa nồng độ bilirubin cao được thay thế mà thôi nên mẹ có thể yên tâm về hiệu quả cũng như sức khỏe của bé sau khi tiến hành điều trị.

Chăm sóc trẻ bị vàng da như thế nào?

Trong thời gian mang thai, mẹ nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, thăm khám định kỳ và tuân thủ những lưu ý của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh, hạn chế tối đa tình trạng sinh non để giảm thiểu nguy cơ vàng da sau sinh ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra, khi trẻ bị bệnh vàng da, mẹ nên có một chế độ chăm sóc kỹ lưỡng và lưu ý một số điều như dưới đây:

Tắm sáng mỗi ngày

Trẻ bị vàng da sinh lý, có thể tự điều trị tại nhà, mẹ đừng quên tắm nắng cho bé mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp bé hấp thụ được vitamin D mà còn hỗ trợ quá trình đào thải bilirubin diễn ra nhanh hơn. Mẹ nên tắm nắng cho bé từ 6 – 8 giờ sáng trong vòng 10 – 15 phút, cởi hết quần áo của bé và bảo vệ mắt bé tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào mắt.

Cho trẻ bú nhiều

Việc cho bé bú nhiều sẽ giúp bé đi tiểu nhiều hơn. Điều này sẽ giúp loại bỏ nồng độ bilirubin trong máu nhanh hơn. Với những mẹ cho bé bú sữa công thức, nên chia nhiều cữ bú để đảm bảo dinh dưỡng và hỗ trợ đào thải bilirubin.

Xem thêm: Sữa công thức pha để được bao lâu? Cách bảo quản sữa khoa học

Theo dõi mức độ tiến triển vàng da ở trẻ

Mẹ cần quan sát những đốm vàng có giảm bớt, trẻ có mệt mỏi, lừ đừ, chán ăn hay không,… Việc theo dõi này nên diễn ra liên tục trong vòng 7 – 10 ngày để đảm bảo nồng độ bilirubin trong máu đang giảm dần theo hướng tích cực.

iPREG đã tổng hợp những thông tin về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh để mẹ tham khảo. Hi vọng, mẹ sẽ hiểu hết về căn bệnh này và tích cực điều trị để bé nhanh khỏi bệnh.

Tham khảo thêm

  • Độ mờ da gáy: Cách đo, chỉ số bao nhiêu là bình thường?
  • Chăm sóc toàn thân cho bé, mẹ đã làm đúng cách?
  • Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách phòng tránh
  • Làm đẹp sau sinh: Bí quyết giúp mẹ lấy lại vẻ đẹp thần tốc
  • Trẻ bị viêm phổi: Dấu hiệu, cách chăm sóc hiệu quả tại nhà
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Bài viết tương tự

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

SALE SỐC

spot_img

Bài viết hay