Bệnh tim bẩm sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh tim bẩm sinh tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe của trẻ. Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, cách điều trị như…

Trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, mang đến cho mẹ nhiều nỗi lo. Theo báo cáo của Bộ Y Tế, mỗi năm Việt Nam có tới 10.000-12.000 trẻ mắc tim bẩm sinh. Tuy nhiên chỉ khoảng 6.000 bé được phát hiện và điều trị. Số còn lại nằm trong hàng chờ dẫn đến nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Nguy hiểm hơn, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nếu không được chữa trị kịp thời có thể tử vong.

Những con số nêu trên rất đáng báo động. Vậy bệnh tim bẩm sinh là gì mà tiềm ẩn nhiều nguy cơ như thế? Nguyên nhân, các triệu chứng và cách phòng tránh ra sao? Mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu rõ hơn trong nội dung dưới đây.

Xem thêm: Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh tim bẩm sinh là gì?

 

Bệnh tim bẩm tim hay còn gọi là dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em được xác định là dị dạng tim xảy ra từ khi còn trong bào thai. Cấu trúc tim của bé bị khiếm khuyết gây ra những hệ lụy khiến chức năng tim bị suy giảm, tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra không bình thường.

Tim bẩm sinh là một trong những dạng dị tật thường gặp, có nguy cơ gây tử vong cao. Theo bác sĩ Nam, cứ 1000 trẻ được sinh ra thì có đến 8 trẻ mắc tim bẩm sinh. Tuy nhiên, mẹ cũng không cần quá lo lắng bởi y học ngày càng hiện đại nên việc phát hiện và điều trị bệnh cũng dễ dàng, thuận lợi hơn trước rất nhiều.

Theo bộ Y tế, nước ta tiếp nhận khoảng 10.000–12.000 trẻ mắc tim bẩm sinh. Trong đó, chỉ có 6000 trẻ được phẫu thuật kịp thời và những trường hợp còn lại phải chờ đợi hoặc thậm chí là tử vong trước khi phát hiện bệnh. Con số này rất đáng quan ngại. Điều đáng nói, căn bệnh này chiếm đến 90% các trường hợp trẻ bị tim mạch và đau lòng hơn có đến 50% trẻ mắc tim bẩm sinh không xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh

Để có phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh chính xác nhất, trước hết chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.

  • Yếu tố di truyền: Di truyền chính là yếu tố quan trọng trong việc hình thành dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, trẻ có bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình bị mắc bệnh thì khả năng di truyền sang đời sau sẽ cao hơn so với những trẻ khác.
  • Nhiễm độc thai: Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh mà mẹ không nên chủ quan. Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc nhiều với chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, chất có nồng độ cafein cao hoặc mẹ tự ý sử dụng một số loại thuốc có hại cho thai nhi thì nguy cơ bé mắc bệnh khá cao. Ngoài ra, mẹ tiếp xúc với tia X-quang, chất phóng xạ, môi trường nhiều hóa chất cũng gây hại rất nhiều đến chức năng tim của bé.
  • Mẹ mắc bệnh khi mang thai: Một số bà mẹ nhiễm virus Herpes, Rubella, Cytomegalo, đái tháo đường, Lupus ban đỏ trong quá trình mang thai và không có biện pháp điều trị hiệu quả có thể khiến bé mắc bệnh tim bẩm sinh cao hơn.

Xem thêm: Các loại bệnh di truyền sang con mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Tim bẩm sinh gồm những loại nào?

 

Bệnh tim bẩm sinh được chia làm 3 loại chính gồm:

Tim bẩm sinh tím

Trong nhóm bệnh tim bẩm sinh tím thì tứ chứng Fallot được quan tâm hàng đầu bởi đây là căn bệnh thường xuyên gặp phải. Biểu hiện của tứ chứng Fallot là da tím tái, khó thở. Bệnh được phát hiện với 4 dị tật chính ở tim: hẹp đường thoát thất phải, thông liên thất, động mạch chủ “cưỡi ngựa” lên vách liên thất, phì đại thất phải.

Bệnh biểu hiện rõ nhất từ 4–6 tháng sau khi sinh. Những căn bệnh đi kèm với tứ chứng Fallot có thể kể đến là hội chứng down, hở hàm ếch,… Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Tim bẩm sinh không tím

Bệnh tim bẩm sinh không tím dễ điều trị và mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tim bẩm sinh tím. Bệnh được phát hiện với những dị tật như: thông liên thất, thông liên nhĩ, hẹp eo động mạch chủ, hẹp van động mạch chủ, phổi bẩm sinh.

Thông thường bệnh này sẽ khó nhận trong giai đoạn sau sinh bởi trẻ không có bất kỳ biểu hiện nào cụ thể. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy bé ít khóc ít hơn, hơi thở yếu, không đủ sức bú sữa, thể chất chậm phát triển,… thì mẹ nên cho bé đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và phát hiện kịp thời.

Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách phòng tránh

Tim không có shunt

Đây là bệnh dị tật trong tim hoặc dị tật trên các mạch máu lớn nhưng không có shunt [*]. Bệnh được phát hiện với những dị tật như hẹp eo động mạch chủ, hẹp dưới van chủ hay phổi. Mặc dù tim không có shunt dễ điều trị nhưng lại không có dấu hiệu, biểu hiện rõ ràng nên mẹ sẽ rất khó để phát hiện bé bị bệnh.

[*] Trong y học, shunt là một lỗ hoặc một đoạn nhỏ di chuyển hoặc cho phép di chuyển chất lỏng từ bộ phận này sang bộ phận khác. Thuật ngữ này có thể mô tả các shunt bẩm sinh hoặc mắc phải. Shunt có 2 loại: hình thành tự nhiên hoặc được tác động bên ngoài. Theo: Shunt (medical) – Wikipedia (Eng-US).

Những triệu chứng bệnh tim bẩm sinh thường gặp

 

Tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ nếu được phát hiện kịp thời thì sẽ giảm nguy cơ tử vong cũng như nâng cao khả năng phục hồi sau điều trị. Do đó, mẹ không nên bỏ qua những triệu chứng thường gặp của bệnh để bảo vệ bé yêu của mình một cách tốt nhất.

  • Sau khi sinh, bé không khóc, da tím tái.
  • Thường xuyên ho, khò khè rất khó điều trị.
  • Da xanh xao, hay đổ mồ hôi và chân, tay lạnh.
  • Bé thở nhanh, khó thở, không có hơi khi bú, lõm ngực.
  • Viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp tái đi tái lại không hết.
  • Tim đập nhanh, chậm bất thường.

Biến chứng bệnh tim bẩm sinh

Theo bác sĩ Nam, tình trạng biến chứng tim bẩm sinh sẽ xuất hiện nếu như bệnh không được phát hiện sớm và điều trị sai cách. Những biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

  • Loạn nhịp tim: Tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc nhịp tim không đều dẫn đến đột quỵ hoặc đột tử bất ngờ.
  • Nhiễm trùng tim: Viêm nội tâm mạc được xác định là biến chứng gây nguy hiểm. Lớp lót bên trong tim bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào máu rồi di chuyển lên tim. Biến chứng này có thể phá hỏng chức năng tim, tổn thương van tim và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ.
  • Đột quỵ: Dị tật bẩm sinh tạo nên những cục máu đông đi qua tim lên não gây tổn thương và làm chậm quá trình máu lên não. Lâu ngày sẽ gây nên tình trạng đột quỵ và gây tử vong cao.
  • Tăng huyết áp động mạch phổi: Những dị tật bẩm sinh khiến cho lượng máu đến phổi tăng lên một cách đáng kể. Điều này gây áp lực hoạt động cho phổi và gây nên hiện tượng tăng huyết áp động mạch phổi rất nguy hiểm.
  • Suy tim: Tình trạng này được biểu hiện rõ nhất là tim không được bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể.

Phương pháp chẩn đoán tim bẩm sinh sớm

 

Tim bẩm sinh sẽ được phát hiện kịp thời nhờ những phương pháp dưới đây:

Sàng lọc đo bão hòa oxy

Phương pháp này được thực hiện sau sinh khoảng 24 giờ. Nếu bé có 1 trong số những biểu hiện dưới đây thì tỉ lệ mắc bệnh khá cao:

  • Độ bão hòa oxy <90%, bão hòa oxy cả tay và chân  <90% trong cả 3 lần đo riêng biệt cách nhau 1 giờ đồng hồ
  • Độ bão hòa oxy ở tay phải và chân có sự chênh lệch 3% trong 3 lần đo liên tiếp, mỗi lần cách nhau 1 giờ.

Một số biện pháp khác

Ngoài ra, bác sĩ còn phát hiện bệnh nhờ điện tâm đồ, chụp X quang ngực, siêu âm tim,… Dựa vào những triệu chứng thường gặp và các phương pháp chuẩn đoán phía trên, có thể thấy bệnh tim bẩm sinh rất khó để phát hiện. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới những nguy hiểm về sau cho bé.

Do đó, cách tốt nhất là gia đình nên làm các chuẩn đoán cho con sau khi sinh. Nếu bé không mắc bệnh, đó là điều tốt. Trong trường hợp xấu bé mắc tim bẩm sinh, gia đình sẽ được tư vấn phương án điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Xem thêm: Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học

Điều trị bệnh tim bẩm sinh hiệu quả

 

Muốn điều trị tim bẩm sinh hiệu quả thì đầu tiên cần phải phân loại chính xác cũng như tìm hiểu kỹ lưỡng nguyên nhân gây bệnh. Ở một số trường hợp bệnh ở thể nhẹ có thể tự lành. Nhưng phần lớn, tim bẩm sinh đều phải điều trị bằng những phương pháp sau:

  • Sử dụng thuốc: Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại thuốc hỗ trợ chức năng tim, ngăn chặn hình thành máu đông, kiểm soát nhịp tim. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.
  • Thiết bị cấy ghép tim: Máy tạo nhịp tim được sử dụng để điều chỉnh nhịp tim ổn định hơn. Máy khử rung tim cấy ghép giúp kiểm soát nhịp tim bất thường, loại bỏ nguy cơ tử vong.
  • Thủ tục ống thông tim: Khi đặt ống thông tim, người bệnh sẽ không phải thực hiện phẫu thuật mở ngực như bình thường nữa. Để thực hiện biện pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành chèn ống mỏng vào tĩnh mạch chân hướng lên tim. Sau đó, sử dụng dụng cụ có kích thước nhỏ luồn qua ống thông và điều trị những khiếm khuyết tim gặp phải nhanh chóng, thuận lợi.
  • Phẫu thuật: Ở trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật để đóng các lỗ hở trên tim, hồi phục van tim và mở rộng các mạch máu.
  • Ghép tim: Trường hợp xấu nhất thì trẻ cần được ghép tim để đảm bảo sự sống. Tim của bé sẽ được thay thế bằng một trái tim khỏe mạnh từ người hiến tặng.

Phòng tránh bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh có thể chủ động phòng ngừa theo những cách sau:

  • Thăm khám khi quyết định mang thai: Trước khi mang thai, mẹ cần ngừng toàn bộ thuốc đang sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ về thời gian có thể thụ thai chuẩn nhất.
  • Tránh chất kích thích trong thai kỳ: Để đảm bảo tốt nhất cho bé thì trong quá trình mang thai, mẹ tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh rubella hoặc sởi trước thai kỳ: Đây là những căn bệnh nguy hiểm trong thai kỳ và tăng nguy cơ bị dị tật tim bẩm sinh ở trẻ.

Xem thêm: Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi chi tiết nhất

Hi vọng với những chia sẻ về bệnh tim bẩm sinh như trên, mẹ sẽ hiểu hơn về căn bệnh này và có hướng xử lý kịp thời để bảo vệ bé yêu của mình. Hãy chọn cho bé những điều tốt nhất, đảm bảo bé tự tin phát triển thể chất, tinh thần ngay từ trong bụng mẹ.

Mẹ có thể tham khảo

  • 10 loại bệnh cần được chữa trị kịp thời trước khi mang thai
  • Sốt phát ban ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
  • Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhanh chóng, an toàn
  • Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh: Mẹ xử lý thế nào?
  • Trẻ bị ho: Nguyên nhân, cách điều trị và thuốc ho cho trẻ
Trần Thành Nam Dr.
Trần Thành Nam Dr.
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất. Công việc của Bác sĩ Trần Thành Nam tại iPREG Tư vấn nội dung: từ những kiến thức y khoa của mình, bác sĩ Trần Thành Nam sẽ gợi ý những nội dung cho website. Kiểm duyệt bài viết của cộng tác viên trước khi đăng tải: sau khi CTV biên soạn nội dung, bác sĩ Trần Thành Nam sẽ tiến hành kiểm duyệt lại nội dung, kịp thời sửa chữa những thông tin y tế phù hợp trước khi bàn giao cho đội ngũ quản trị đăng tải. Tư vấn kiến thức y khoa cho bạn đọc: bác sĩ Trần Thành Nam nhận các thông tin thắc mắc từ bạn đọc, tiến hành giải đáp, tư vấn các thông tin qua cổng giải đáp thông tin của iPREG.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories