Bệnh thủy đậu ở trẻ em: Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là bệnh lý khá phổ biến. Hãy cũng iPREG tìm hiểu chi tiết những dấu hiệu và cách…

Bệnh thủy đậu ở trẻ em có khả năng lây lan nhanh, vào mùa xuân bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn. Nếu không điều trị kịp thời, thủy đậu sẽ gây ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ. Bài viết cung cấp những thông tin hữu ích giúp gia đình hiểu rõ và nắm được cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ. Hãy cùng bác sĩ Trần Thành Nam của iPREG tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Viêm tai giữa ở trẻ: Dấu hiệu và cách chữa hiệu quả

Bệnh thủy đậu là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại virus mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, qua không khí. Người lành có thể mắc bệnh thủy đậu khi hít phải khí hắt xì, nhảy mũi của người bệnh hoặc tiếp xúc với dịch tiết ra từ các nốt phỏng, bóng nước bị vỡ ở vùng da đang tổn thương. Tốc độ lây lan bệnh thủy đậu khá nhanh, đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em dưới 10 tuổi.

Như đã đề cập ở trên, “thủ phạm” gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em là do virus Varicella Zoster. Ngoài ra còn do một số thói quen không tốt ở một số trẻ là sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác như bàn chải đánh răng, khăn mặt, áo quần,… Hoặc ăn uống chung với bệnh nhân thủy đậu cũng là lý do làm cho trẻ mắc bệnh lây truyền này.

Xem thêm: Bệnh quai bị ở trẻ em: Triệu chứng và cách điều trị

Các triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em

Theo nghiên cứu dịch tễ, bệnh thủy đậu khởi phát vào cuối đông và phát triển mạnh đến hết mùa xuân, kéo sang hè. Dấu hiệu của bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ xuất hiện theo 4 giai đoạn, ở mỗi thời điểm sẽ có biểu hiện đặc trưng sau:

Thời gian ủ bệnh

Thông thường giai đoạn này kéo dài từ 14 – 16 ngày. Lúc này, người bệnh chưa có bất kỳ triệu chứng lâm sàng gì nên rất khó để nhận biết bệnh.

Thời kỳ khởi phát

Trên cơ thể người bệnh xuất hiện các nốt ban nhỏ, tròn, có đường kính vài mm. Bé có thể không sốt, sốt nhẹ hoặc sốt rất cao từ 39 – 40°C tùy thể trạng. Trường hợp bé sốt cao có thể kèm theo các triệu chứng khác như: trằn trọc, mê sảng, viêm họng, nổi hạch sau tai,….

Ở giai đoạn này nhiều mẹ lầm tưởng bệnh thủy đậu là bệnh cúm thông thường. Vì vậy bố mẹ phải theo dõi, xác định rõ các dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ để có hướng chăm sóc, điều trị cho hợp lý.

Thời kỳ toàn phát

Đây là giai đoạn ban đỏ chuyển sang những nốt mụn nước hình tròn với tốc độ nhanh, bên trong có chứa dịch. Một số trường hợp bệnh tiến triển nặng, bên trong những nốt mụn nước còn chứa chất nhầy màu đục, chính là mủ. Mụn nước xuất hiện toàn thân hoặc mọc rải rác, nhất là ở các bộ phận như: tay, chân, mặt, lưng, vùng niêm mạc miệng,…

Xem thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ: Cách chăm sóc hiệu quả tại nhà

Giai đoạn phục hồi

Những nốt mụn sẽ khô dần, đóng vảy, có màu nâu sẫm và bong ra sau một tuần. Da sẽ dần hồi phục trở lại trong vòng 7-10 ngày nếu trẻ không xuất hiện các biến chứng nào bất thường. Tuy nhiên, nếu không kịp thời điều trị, bệnh thủy đậu gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng.

Biến chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em

 

Một số biến chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em thường gặp gồm:

Nhiễm trùng, xuất huyết bên trong

Nhiều trẻ quá nhỏ không kiểm soát được tình trạng mụn nước, đã có một số thói quen xấu như gãi để làm cho các vết nốt bị vỡ, bong tróc, trầy xước, tạo mủ và lở loét. Về sau, những nốt mụn này sẽ để lại sẹo sâu khó điều trị, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Viêm não, viêm màng não

Nhiều trẻ sau khi mắc bệnh thủy đậu thường kèm thêm nhiều triệu chứng co giật, hôn mê. Nếu không được xử lý kịp thời, nhiều bé dễ dẫn tới bị bệnh động kinh, thậm chí tử vong.

Viêm cầu thận cấp

Tình trạng bệnh thủy đậu ở trẻ em tiến triển nặng ảnh hưởng tới thận, gây ra các biến chứng nguy hại như: viêm cầu thận cấp, viêm thận,… Ngoài ra, bệnh còn để lại các di chứng nguy hiểm khác như viêm phổi thủy đậu, viêm tai giữa, viêm thanh quản,…

Cách chữa thủy đậu ở trẻ

Tốt nhất khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh thủy đậu, bố mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị. Dựa vào tình trạng, mức độ mà bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em.

  • Thuốc uống: Bao gồm thuốc hạ sốt và vitamin. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ dùng, trừ khi có đơn kê toa của bác sĩ. Khuyến cáo không dùng Aspirin để tránh hội chứng Reye.
  • Thuốc bôi: Để làm giảm ngứa các nốt mụn trên da, bác sĩ sẽ kê toa sử dụng các loại thuốc bôi, trong đó có thuốc Acyclovir. Thuốc sẽ ức chế sự phát triển và lan rộng của virus, giúp cho vết thương được nhanh lành, không để lại sẹo.

Xem thêm: Thuốc kháng sinh cho trẻ: Tư vấn cách dùng và liều lượng

Ngoài ra, để giúp cho vết thương nhanh khô, đóng vảy, trẻ sẽ được dùng thuốc xanh Methylen. Đây là loại thuốc quen thuộc, dùng để bôi lên những nốt phỏng, tránh sự lây lan của virus.

Bên cạnh đó, mẹ có thể dùng kem nghệ thoa cho bé khi các nốt phỏng đã lên da non. Kem nghệ có tác dụng trị thâm rất hiệu quả. Tuyệt đối đừng dùng thuốc đỏ hay penicillin để thoa cho bé mắc bệnh thủy đậu. Ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không được dùng kem trị ngứa có chứa thành phần Phenol.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu đúng cách tại nhà

 

Thực tế, bệnh thủy đậu khá lành tính, chỉ cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc trẻ khỏi bệnh tại nhà. Để bệnh thủy đậu ở trẻ được thuyên giảm nhanh và an toàn, bố mẹ cần lưu ý những điều sau:

Cách ly trẻ mắc bệnh và trẻ khỏe mạnh

Nên cho trẻ nằm trong phòng riêng, thoáng khí. Thời gian cách ly nên từ 7 – 10 ngày cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn. Người chăm sóc và trẻ bị thủy đậu nên mang khẩu trang để tránh lây nhiễm. Cho trẻ sử dụng các vật dụng sinh hoạt riêng như: chén, đũa, khăn mặt,…

Vệ sinh đúng cách

Nên cho trẻ mặc quần áo rộng, mỏng dễ thấm mồ hôi, tránh để các nốt mụn bị vỡ ra. Chú ý đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để hạn chế xảy ra biến chứng.

Dùng nước ấm để tắm rửa, vệ sinh thân thể cho trẻ, đồng thời kết hợp các dung dịch sát khuẩn theo yêu cầu của bác sĩ. Không nên sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh dễ làm nốt phỏng bị tổn thương hay ngứa ngáy.

Cắt móng tay, giữ bàn tay cho trẻ thật sạch sẽ, có thể dùng bao tay vải để bọc tay cho trẻ để tránh tình trạng trẻ gãi vào các nốt mụn nước, dẫn đến biến chứng nhiễm trùng da thứ phát. Nên để các nốt bỏng nước tự vỡ, hạn chế tối đa các tác động làm vỡ các nốt bỏng này vì nguy cơ để lại sẹo và bội nhiễm rất cao. Bôi dung dịch xanh Milian khi các nốt bỏng nước đã vỡ.

Mẹ không nên bật quạt quá mạnh cho bé, chỉ nên để chế độ nhẹ nhàng, tạo không khí thoáng mát. Một khi gió lớn, sức đề kháng của trẻ đang yếu nguy cơ bé dễ bị cảm lạnh, bệnh tình có thể trở nên trầm trọng hơn.

Vệ sinh vùng mũi họng bằng nước muối sinh lý 0,9%. Trong quá trình điều trị tại nhà, trẻ có dấu hiệu lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê,… lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để theo dõi tình trạng và điều trị cho kịp thời.

Xem thêm: Cách tắm cho trẻ sơ sinh: Phương pháp và những lưu ý

Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì?

 

Chế độ ăn uống của trẻ cũng là một phần rất quan trọng trong việc chăm sóc trẻ tại nhà. Để bệnh thủy đậu ở trẻ em nhanh khỏi và hạn chế các biến chứng, bố mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ như sau:

Bổ sung các món ăn khi trẻ bị thủy đậu

  • Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất: Trái cây, rau củ như cà rốt, dưa chuột, bông cải… tăng cường bổ sung cho trẻ để phục hồi vết thương.
  • Thức ăn dạng lỏng: Cháo gạo lứt, cháo củ năng, cháo đậu xanh hay súp… để trẻ dễ dàng hấp thụ, dễ tiêu hóa.
  • Mỗi ngày uống đủ nước: Cung cấp cơ thể trẻ nhiều nước, có thể kích thích vị giác cho bé, mẹ có thể bổ sung kết hợp các loại nước ép.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé ăn dặm: Phát triển đồng đều thể chất lẫn trí tuệ

Bệnh thủy đậu ở trẻ em kiêng gì?

  • Thực phẩm tanh: Tôm, cá, cua,… dễ làm cho vết thương lâu hồi phục, dễ gây kích ứng cho da, ngứa và để lại sẹo, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.
  • Thực phẩm cay, nóng, mặn: Ớt, tỏi, tiêu, mù tạt, dầu mỡ,… làm cho cơn ngứa ngáy ở các nốt mụn nước thêm phần nghiêm trọng hơn, đồng thời các loại thức ăn này còn gây nhiệt miệng, đau họng.
  • Các sản phẩm chế biến từ sữa: Bơ, phô mai,… có thể làm cho vết thương của bệnh thủy đậu sưng viêm, thời gian hồi phục lâu hơn.
  • Các món ăn đồ nếp: Xôi, bánh chưng, thịt gà, socola, các loại hạt như nho khô có hàm lượng arginin cao,… có thể làm tăng các vết lở, loét cho người mắc bệnh, làm cho bệnh dai dẳng, khó điều trị hơn.

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu ở trẻ hiệu quả

 

Tốc độ lây lan bệnh thủy đậu rất nhanh, đặc biệt là trong môi trường như nhà trẻ, trường mẫu giáo hay trường học. Vì vậy, bố mẹ cần chủ động phòng tránh cho trẻ bằng việc tiêm vắc xin phòng ngừa. Lịch tiêm chủng bệnh thủy đậu ở trẻ em như sau:

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 6 tuần. Có thể tiêm mũi 2 khi trẻ được 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh.
  • Trẻ trên 13 tuổi: Tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất là 6 tuần.

Xem chi tiết tại: Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi chi tiết nhất

Trong trường hợp trẻ chưa tiêm phòng vắc xin mà lại tiếp xúc với người mắc thủy đậu thì bạn đưa bé đi tiêm trong vòng 3 ngày sau đó. Thời gian này vệ sinh cho trẻ thật kỹ, hạn chế hoặc tránh tiếp xúc quá gần.

Trên đây là các thông tin chia sẻ về bệnh thủy đậu ở trẻ em, mong rằng sẽ thật hữu ích cho bố mẹ trong việc chăm sóc trẻ. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu vẫn là tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để chữa bệnh hiệu quả. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để tình trạng bệnh có khả năng hồi phục nhanh chóng.

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Bệnh thường gặp ở mẹ sau sinh: Nguyên nhân và cách phòng tránh
  • Bệnh tim bẩm sinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
  • Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là gì? Hiểu đúng để phòng tránh
  • Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhanh chóng, an toàn
  • Tư vấn: Cách massage cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà mẹ nên biết
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories