Bệnh Rubella gây nhiều hệ lụy cho cả mẹ và bé. Vậy Rubella là gì? Xét nghiệm Rubella khi mang thai như thế nào?…
Nhiễm Rubella khi mang thai là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ. Không chỉ nguy hại đến sức khỏe của mẹ, virus này có thể lây truyền sang thai nhi, gây ra những khuyết tật vô cùng nghiêm trọng. Vậy bệnh Rubella là gì? Xét nghiệm Rubella khi mang thai như thế nào? Mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua bài phân tích dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Dị tật thai nhi thường gặp: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Rubella là gì? Ảnh hưởng thế nào tới mẹ và bé?
Rubella (CDC Hoa Kỳ – Rubella pregnancy) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Rubella gây ra, thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hắt hơi, ho, tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc dịch tiết mũi họng của người mắc bệnh. Khả năng lây lan của loại virus này rất cao nên có thể gây dịch lớn trong cộng đồng.
Nếu mẹ mắc phải bệnh này trong thời kỳ mang thai sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe cả mẹ và bé. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nhiễm virus Rubella có nguy cơ cao sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Trẻ sinh ra có thể bị Rubella bẩm sinh (70 – 90%) với nhiều dị tật như: dị tật tim, chậm phát triển, đục thủy tinh thể, điếc,… Ngoài ra, trẻ có thể mắc các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, đái tháo đường, vàng da,… thậm chí tử vong.
Các triệu chứng nhận biết đã nhiễm virus Rubella
Thời gian ủ bệnh thường từ 12 – 23 ngày, sau đó mới khởi phát các triệu chứng để nhận biết:
Ban đầu sẽ sốt nhẹ, có dấu hiệu mắt ướt, ho, chảy nước mũi, phân lỏng,…. Các dấu hiệu này biểu hiện rất nhẹ, gần như không thấy nên rất khó để nhận ra là mẹ đã mắc bệnh.
Khi bệnh toàn phát, các dấu hiệu mới rõ ràng hơn như mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước dãi và nổi các mẩn đỏ trên da và có thể cảm thấy đau khớp. Các nốt ban này có thể hình tròn hoặc hình bầu dục mọc rải rác trên da, không theo một quy luật nào giống như ban sởi. Khi bệnh thuyên giảm, sốt sẽ hạ nhiệt và các nốt đỏ này cũng sẽ bay nhanh.
Xem thêm: Xét nghiệm NIPT là gì? Quy trình và bảng giá xét nghiệm chi tiết
Xét nghiệm Rubella khi mang thai như thế nào?
Xét nghiệm máu
Rubella IgM và Rubella IgG là những xét nghiệm miễn dịch định lượng dùng để chẩn đoán Rubella khi mang thai. Xét nghiệm này chỉ được dùng cho thai phụ chưa từng tiêm ngừa Rubella và chưa từng có tiền sử mắc bệnh trước đây.
Thời gian tốt nhất để tiến hành xét nghiệm là từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Nếu để lâu hơn, sẽ rất khó chẩn đoán. Đồng thời nếu có rủi ro gì cũng rất khó để giải quyết vì lúc này thai nhi đã lớn.
Sau khi tiếp xúc với virus Rubella, kháng thể IgM sẽ xuất hiện trong máu người bệnh. Từ 7 – 10 ngày sau khi nhiễm trùng, mức độ protein tăng lên đạt đỉnh và kéo dài trong vài tuần rồi giảm dần.
Khi virus Rubella xâm nhập vào cơ thể của mẹ mang thai, các kháng thể IgG sẽ xuất hiện trong máu. Kháng thể này xuất hiện sau nhưng sẽ tồn tại trong máu suốt đời, giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng do virus Rubella gây ra.
Rubella bẩm sinh ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy trong suốt thời kỳ mang thai mẹ nên xét nghiệm kháng thể Rubella để đảm bảo khả năng đáp ứng miễn dịch.
Xem thêm: Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai và những vấn đề cần lưu ý
Nuôi cấy virus
Đây là xét nghiệm liên quan đến việc kiểm tra một mẫu dịch cơ thể. Chẳng hạn như dùng tăm bông lấy phần dịch ở họng hoặc mũi để phát hiện RNA của virus Rubella, để từ xác định có bị nhiễm trùng hay không. Tuy nhiên phương pháp này không được dùng phổ biến bằng phương pháp xét nghiệm máu.
Tìm hiểu các chỉ số bệnh Rubella
Căn cứ vào chỉ số xét nghiệm hai kháng thể IgM và IgG mà bác sĩ sẽ chẩn đoán liệu mẹ có bị nhiễm virus Rubella hay không. Để chính xác, các xét nghiệm này thường được thực hiện nhiều lần. Sau đây là các chỉ số Rubella mẹ nên biết:
IgM âm tính, IgG dương tính
Với kết quả này chứng tỏ mẹ đã từng bị nhiễm Rubella trước khi tiến hành xét nghiệm tối thiểu là 10 tuần và đã có kháng thể IgG bảo vệ. Nếu thực hiện xét nghiệm cách nhau 2 tuần mà nồng độ này tăng lên chứng tỏ bạn đã nhiễm Rubella trước đó hoặc đã được tiêm phòng. Nếu nồng độ IgG thấp thì có thể bệnh nhân đã mắc Rubella.
IgM dương tính, IgG âm tính
Kết quả này cho thấy người bệnh mới bị nhiễm virus Rubella nên mới chỉ có kháng thể IgM đáp ứng. Tốt nhất là nên tiến hành xét nghiệm sau 2 tuần. Nếu kết quả vẫn như vậy thì chứng tỏ thai phụ đã bị nhiễm virus Rubella.
Nếu thai kỳ dưới 12 tuần tuổi thì khả năng thai bị nhiễm virus là không chắc chắn, nguy cơ mẹ lây sang con khoảng 80 %. Tuy nhiên, nếu trẻ lây nhiễm virus trong giai đoạn này, nguy cơ bị Rubella bẩm sinh rất cao.
Xem thêm: Các loại bệnh di truyền sang con mẹ cần đặc biệt lưu tâm
IgM dương tính, IgG dương tính
Đây là chỉ số hiếm gặp. Nhiều khả năng là Rubella dương tính giả do mẹ mới bị nhiễm siêu vi nào đó. Mẹ mang thai cần được theo dõi và thực hiện lại các xét nghiệm từ 2 – 3 lần nữa. Nếu các chỉ số vẫn được duy trì thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
IgM âm tính, IgG âm tính
Chỉ số này cho thấy mẹ chưa từng bị nhiễm Rubella và có nguy cơ bị mắc bệnh. Vì vậy, mẹ cần được theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời. Trong một số trường hợp, kết quả này cũng có thấy bệnh nhân bị nhiễm Rubella nhưng đang trong thời gian ủ bệnh nên các kháng thể IgM và IgG chưa được tạo ra. Do đó, sau 2 – 3 tuần thì mẹ nên tiến hành xét nghiệm lại.
Một vài câu hỏi liên quan
Trường hợp nào thai nhi mắc Rubella bẩm sinh?
Theo thống kê, mẹ nhiễm virus Rubella càng sớm khi mang thai thì nguy cơ trẻ mắc bệnh càng cao, cụ thể như sau:
Trong 12 tuần đầu, thai nhi có đến 85% nguy cơ bị nhiễm virus nếu mẹ mắc phải căn bệnh này. Hậu quả là trẻ bị mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Từ 13 – 20 tuần đầu, nguy cơ trẻ nhiễm Rubella sẽ thấp hơn.
Sau 20 tuần thai đầu tiên, nếu mẹ nhiễm virus nhiều khả năng là thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng.
Rubella có thuốc điều trị hay không?
Rubella không có thuốc điều trị đặc trị. Vì vậy tốt nhất là nên tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn chưa được tiêm phòng thì có thể tham khảo các cách phòng ngừa sau:
Khi mang thai, không nên tiêm chủng vắc xin, do đó mẹ bầu cần hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Đồng thời đi khám ngay lập tức nếu phát hiện mình tiếp xúc với người có các dấu hiệu nhiễm Rubella.
Sau khi sinh nên tiêm phòng vắc xin để phòng ngừa bệnh trong lần mang thai tiếp theo.
Làm gì khi nhiễm Rubella trong lúc mang thai?
Nếu mẹ mang thai có xét nghiệm Rubella dương tính thì cần bình tĩnh lắng nghe ý kiến của bác sĩ. Không phải trường hợp nào mắc bệnh mẹ cũng phải bỏ thai.
Phụ nữ mang thai bị tái nhiễm Rubella thì sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Các triệu chứng của Rubella tương tự như cảm cúm nên mẹ bầu nên chú ý ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để nhanh khỏi bệnh.
Trường hợp mẹ lần đầu nhiễm virus, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ thì bác sĩ sẽ tư vấn đình chỉ thai. Còn nếu mẹ mắc bệnh trong khoảng thai kỳ còn lại thì tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh Rubella khi mang thai mà mẹ bầu nên biết. Hi vọng rằng bài viết này sẽ thêm được những kiến thức cần thiết để mẹ tự bảo vệ bản thân và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho cả hai mẹ con.
Mẹ có thể tham khảo thêm
Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
TORCH và tầm quan trọng của việc làm xét nghiệm tiền thai kỳ
Hội chứng Down: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Xét nghiệm trước khi mang thai cho mẹ cần những gi?
Mang thai tháng thứ 3: Thai nhi phát triển nhanh chóng
Nhiễm Rubella khi mang thai là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu, đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ. Không chỉ nguy hại đến sức khỏe của mẹ, virus này có thể lây truyền sang thai nhi, gây ra những khuyết tật vô cùng nghiêm trọng. Vậy bệnh Rubella là gì? Xét nghiệm Rubella khi mang thai như thế nào? Mẹ hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua bài phân tích dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Dị tật thai nhi thường gặp: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Rubella là gì? Ảnh hưởng thế nào tới mẹ và bé?
Rubella (CDC Hoa Kỳ – Rubella pregnancy) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Rubella gây ra, thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do hắt hơi, ho, tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc dịch tiết mũi họng của người mắc bệnh. Khả năng lây lan của loại virus này rất cao nên có thể gây dịch lớn trong cộng đồng.
Nếu mẹ mắc phải bệnh này trong thời kỳ mang thai sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe cả mẹ và bé. Đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nhiễm virus Rubella có nguy cơ cao sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Trẻ sinh ra có thể bị Rubella bẩm sinh (70 – 90%) với nhiều dị tật như: dị tật tim, chậm phát triển, đục thủy tinh thể, điếc,… Ngoài ra, trẻ có thể mắc các bệnh như viêm màng não, viêm phổi, đái tháo đường, vàng da,… thậm chí tử vong.
Các triệu chứng nhận biết đã nhiễm virus Rubella
Thời gian ủ bệnh thường từ 12 – 23 ngày, sau đó mới khởi phát các triệu chứng để nhận biết:
Ban đầu sẽ sốt nhẹ, có dấu hiệu mắt ướt, ho, chảy nước mũi, phân lỏng,…. Các dấu hiệu này biểu hiện rất nhẹ, gần như không thấy nên rất khó để nhận ra là mẹ đã mắc bệnh.
Khi bệnh toàn phát, các dấu hiệu mới rõ ràng hơn như mệt mỏi, sốt nhẹ, chảy nước dãi và nổi các mẩn đỏ trên da và có thể cảm thấy đau khớp. Các nốt ban này có thể hình tròn hoặc hình bầu dục mọc rải rác trên da, không theo một quy luật nào giống như ban sởi. Khi bệnh thuyên giảm, sốt sẽ hạ nhiệt và các nốt đỏ này cũng sẽ bay nhanh.
Xem thêm: Xét nghiệm NIPT là gì? Quy trình và bảng giá xét nghiệm chi tiết
Xét nghiệm Rubella khi mang thai như thế nào?
Xét nghiệm máu
Rubella IgM và Rubella IgG là những xét nghiệm miễn dịch định lượng dùng để chẩn đoán Rubella khi mang thai. Xét nghiệm này chỉ được dùng cho thai phụ chưa từng tiêm ngừa Rubella và chưa từng có tiền sử mắc bệnh trước đây.
Thời gian tốt nhất để tiến hành xét nghiệm là từ tuần thứ 7 đến tuần thứ 10 của thai kỳ. Nếu để lâu hơn, sẽ rất khó chẩn đoán. Đồng thời nếu có rủi ro gì cũng rất khó để giải quyết vì lúc này thai nhi đã lớn.
Sau khi tiếp xúc với virus Rubella, kháng thể IgM sẽ xuất hiện trong máu người bệnh. Từ 7 – 10 ngày sau khi nhiễm trùng, mức độ protein tăng lên đạt đỉnh và kéo dài trong vài tuần rồi giảm dần.
Khi virus Rubella xâm nhập vào cơ thể của mẹ mang thai, các kháng thể IgG sẽ xuất hiện trong máu. Kháng thể này xuất hiện sau nhưng sẽ tồn tại trong máu suốt đời, giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng do virus Rubella gây ra.
Rubella bẩm sinh ảnh hưởng rất tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy trong suốt thời kỳ mang thai mẹ nên xét nghiệm kháng thể Rubella để đảm bảo khả năng đáp ứng miễn dịch.
Xem thêm: Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai và những vấn đề cần lưu ý
Nuôi cấy virus
Đây là xét nghiệm liên quan đến việc kiểm tra một mẫu dịch cơ thể. Chẳng hạn như dùng tăm bông lấy phần dịch ở họng hoặc mũi để phát hiện RNA của virus Rubella, để từ xác định có bị nhiễm trùng hay không. Tuy nhiên phương pháp này không được dùng phổ biến bằng phương pháp xét nghiệm máu.
Tìm hiểu các chỉ số bệnh Rubella
Căn cứ vào chỉ số xét nghiệm hai kháng thể IgM và IgG mà bác sĩ sẽ chẩn đoán liệu mẹ có bị nhiễm virus Rubella hay không. Để chính xác, các xét nghiệm này thường được thực hiện nhiều lần. Sau đây là các chỉ số Rubella mẹ nên biết:
IgM âm tính, IgG dương tính
Với kết quả này chứng tỏ mẹ đã từng bị nhiễm Rubella trước khi tiến hành xét nghiệm tối thiểu là 10 tuần và đã có kháng thể IgG bảo vệ. Nếu thực hiện xét nghiệm cách nhau 2 tuần mà nồng độ này tăng lên chứng tỏ bạn đã nhiễm Rubella trước đó hoặc đã được tiêm phòng. Nếu nồng độ IgG thấp thì có thể bệnh nhân đã mắc Rubella.
IgM dương tính, IgG âm tính
Kết quả này cho thấy người bệnh mới bị nhiễm virus Rubella nên mới chỉ có kháng thể IgM đáp ứng. Tốt nhất là nên tiến hành xét nghiệm sau 2 tuần. Nếu kết quả vẫn như vậy thì chứng tỏ thai phụ đã bị nhiễm virus Rubella.
Nếu thai kỳ dưới 12 tuần tuổi thì khả năng thai bị nhiễm virus là không chắc chắn, nguy cơ mẹ lây sang con khoảng 80 %. Tuy nhiên, nếu trẻ lây nhiễm virus trong giai đoạn này, nguy cơ bị Rubella bẩm sinh rất cao.
Xem thêm: Các loại bệnh di truyền sang con mẹ cần đặc biệt lưu tâm
IgM dương tính, IgG dương tính
Đây là chỉ số hiếm gặp. Nhiều khả năng là Rubella dương tính giả do mẹ mới bị nhiễm siêu vi nào đó. Mẹ mang thai cần được theo dõi và thực hiện lại các xét nghiệm từ 2 – 3 lần nữa. Nếu các chỉ số vẫn được duy trì thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
IgM âm tính, IgG âm tính
Chỉ số này cho thấy mẹ chưa từng bị nhiễm Rubella và có nguy cơ bị mắc bệnh. Vì vậy, mẹ cần được theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời. Trong một số trường hợp, kết quả này cũng có thấy bệnh nhân bị nhiễm Rubella nhưng đang trong thời gian ủ bệnh nên các kháng thể IgM và IgG chưa được tạo ra. Do đó, sau 2 – 3 tuần thì mẹ nên tiến hành xét nghiệm lại.
Một vài câu hỏi liên quan
Trường hợp nào thai nhi mắc Rubella bẩm sinh?
Theo thống kê, mẹ nhiễm virus Rubella càng sớm khi mang thai thì nguy cơ trẻ mắc bệnh càng cao, cụ thể như sau:
Trong 12 tuần đầu, thai nhi có đến 85% nguy cơ bị nhiễm virus nếu mẹ mắc phải căn bệnh này. Hậu quả là trẻ bị mắc hội chứng Rubella bẩm sinh với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Từ 13 – 20 tuần đầu, nguy cơ trẻ nhiễm Rubella sẽ thấp hơn.
Sau 20 tuần thai đầu tiên, nếu mẹ nhiễm virus nhiều khả năng là thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng.
Rubella có thuốc điều trị hay không?
Rubella không có thuốc điều trị đặc trị. Vì vậy tốt nhất là nên tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn chưa được tiêm phòng thì có thể tham khảo các cách phòng ngừa sau:
Khi mang thai, không nên tiêm chủng vắc xin, do đó mẹ bầu cần hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Đồng thời đi khám ngay lập tức nếu phát hiện mình tiếp xúc với người có các dấu hiệu nhiễm Rubella.
Sau khi sinh nên tiêm phòng vắc xin để phòng ngừa bệnh trong lần mang thai tiếp theo.
Làm gì khi nhiễm Rubella trong lúc mang thai?
Nếu mẹ mang thai có xét nghiệm Rubella dương tính thì cần bình tĩnh lắng nghe ý kiến của bác sĩ. Không phải trường hợp nào mắc bệnh mẹ cũng phải bỏ thai.
Phụ nữ mang thai bị tái nhiễm Rubella thì sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Các triệu chứng của Rubella tương tự như cảm cúm nên mẹ bầu nên chú ý ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để nhanh khỏi bệnh.
Trường hợp mẹ lần đầu nhiễm virus, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ thì bác sĩ sẽ tư vấn đình chỉ thai. Còn nếu mẹ mắc bệnh trong khoảng thai kỳ còn lại thì tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn phù hợp.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về bệnh Rubella khi mang thai mà mẹ bầu nên biết. Hi vọng rằng bài viết này sẽ thêm được những kiến thức cần thiết để mẹ tự bảo vệ bản thân và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho cả hai mẹ con.
Mẹ có thể tham khảo thêm
Viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
TORCH và tầm quan trọng của việc làm xét nghiệm tiền thai kỳ
Hội chứng Down: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Xét nghiệm trước khi mang thai cho mẹ cần những gi?
Mang thai tháng thứ 3: Thai nhi phát triển nhanh chóng