Bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo chuẩn WHO, công cụ đắc lực giúp bố mẹ có phương pháp chăm con khoa học. Cùng…
Bé cao lớn khỏe mạnh mỗi ngày là điều mong mỏi của các bậc làm cha làm mẹ. Chính vì vậy, bảng cân nặng trẻ sơ sinh là một trong những công cụ đắc lực giúp mẹ dễ dàng theo dõi sự tăng trưởng của bé. Nắm bắt được độ phát triển của nhóc tì từ đó biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ cho trẻ khoa học và hợp lý. Cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Sữa công thức pha để được bao lâu? Cách bảo quản sữa khoa học
Bảng cân nặng trẻ sơ sinh đạt tiêu chuẩn
Sau khi chào đời, cân nặng của bé sẽ tăng lên rất nhanh, nhất là trong giai đoạn 6 tháng đầu đời. Sau đó, chỉ số này sẽ dần dần giảm theo thời gian.
Thông thường, cân nặng của trẻ sơ sinh lúc mới lọt lòng dao động ở khoảng 2,9 – 3,8 kg. Từ trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi, chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ tăng ở mức trung bình là 125g/tuần và 600g/tháng. Ở thời kỳ 2-3 tháng đầu tiên, mỗi tháng trẻ có thể tăng thêm khoảng 900g-1kg. Sau đó, ở cột mốc 7-12 tháng, mức cân nặng tăng trung bình mỗi tháng là 500g.
Sau đây là bảng cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi, bố mẹ có thể tham khảo để xem nhóc tì nhà mình có đạt tiêu chuẩn hay không. Tuy nhiên những con số này chỉ mang tính chất tham khảo, bố mẹ đừng tự tạo áp lực cho trẻ và bản thân.
Theo dõi bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn WHO
Để tiến hành đo cân nặng cho trẻ, bạn mẹ chú ý một số điều như sau:
- Nên đo cân nặng vào buổi sáng để nhận biết chính xác nhất.
- Đặt bé ở tư thế nằm ngửa an toàn.
- Trước khi cân hãy lược bỏ bớt áo quần để có chỉ số chính xác về cân nặng.
- Tuyệt đối đừng so sánh cân nặng con trẻ nhà mình với đứa trẻ khác.
Xem thêm: Các giai đoạn phát triển của trẻ trong năm đầu đời
Các yếu tố ảnh hưởng đến bảng cân nặng trẻ sơ sinh
Một em bé sơ sinh vừa mới chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành đo 1 trong 3 chỉ số và trong đó cân nặng quyết định đến sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, cân nặng trẻ sơ sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sau:
Yếu tố di truyền, nòi giống
Con nhận được đầy đủ các đặc điểm di truyền từ bố, mẹ khi đứa trẻ chào đời. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, di truyền là yếu tố tác động tới sự phát triển và kích thước của các cơ quan của cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống
Ngoài di truyền, nòi giống, yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống cũng tác động tới cân nặng của trẻ sơ sinh. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất giúp cho nhóc tì nâng cao thể chất. Nếu trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành ở hệ xương, răng và các cơ quan khác của cơ thể.
Bên cạnh đó môi trường sống cũng tác động tới sự phát triển của con nhỏ về bảng cân nặng trẻ sơ sinh. Nếu bé sống trong môi trường quang đãng, thoáng khí, ưa hoạt động ngoài trời thì chỉ số cân nặng của trẻ sẽ phát triển tốt, vượt bậc. Còn ngược lại nếu môi trường, khí hậu ô nhiễm sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất của trẻ sơ sinh.
Xem thêm: Vitamin D cho trẻ sơ sinh: Cách bổ sung an toàn từ chuyên gia
Sức khỏe mẹ bầu trong thời gian mang thai và cho con bú
Một trong các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển bảng số đo cân nặng của trẻ sơ sinh là sức khỏe, tâm trạng của mẹ khi mang thai. Trong quá trình mang bầu, tâm lý mẹ không ổn định, căng thẳng và bất an sẽ dẫn tới sự chậm phát triển thể chất ở trẻ khi mới lọt lòng.
Ngoài ra, trong thời kỳ cho con bú chế độ ăn uống của mẹ phải đầy đủ dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, các axit béo, DHA, axit Folic,… góp phần giúp trẻ sơ sinh phát triển tốt về hệ xương, cơ và tăng sức đề kháng. Như vậy, con trẻ mới khỏe mạnh, ít bệnh tật và bảng cân nặng trẻ sơ sinh đạt chuẩn.
Bí quyết giúp cho trẻ sơ sinh tăng cân nhanh
Bảng chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh cần phải được đo thường xuyên để bố mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển ở bé. Sau đây là một số bí quyết giúp cho trẻ sơ sinh tăng cân nhanh mà bố mẹ cần phải biết, đó là:
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
Ngủ đủ giấc giúp cho bé lớn nhanh, phát triển về thể lực thúc đẩy bảng cân nặng trẻ sơ sinh đạt chuẩn. Theo bác sĩ, trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói, đi tiêu và đi tiểu. Bé sẽ dành thời gian còn lại để ngủ vì một phần chưa quen với thế giới bên ngoài, vì thói quen nhắm mắt khi còn ở trong bụng mẹ.
Thời gian chu kỳ ngủ của trẻ khoảng 20 giờ/ngày. Khi đã bước sang tuần thứ 6-8, hầu như đứa trẻ nào cũng ngủ ít hơn vào ban ngày và nhiều hơn vào ban đêm. Mặc dù ban đêm con nhỏ thường thức dậy để ăn nhưng vẫn nhanh chóng quay lại giấc ngủ.
Trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi, trẻ khó ngủ hay ngủ ít ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển cân nặng của bé. Vì vậy, cha mẹ nên tạo không gian thoáng, đủ tối và hạn chế tiếng ồn cũng như nhiệt độ phòng phù hợp để trẻ dễ dàng ngủ ngon và ít bị giật mình. Đồng thời thiết lập thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ cho con nhỏ.
Xem thêm: Mẹ đã hiểu đúng về giấc ngủ của bé chưa? Cùng tìm hiểu
Cho con bú đúng cách
Sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ cần cho bé bú đều đặn mỗi ngày. Để chỉ số cân nặng của bé sơ sinh đạt chuẩn, mẹ cho bé bú không giới hạn số lần, luôn đáp ứng khi bé có dấu hiệu đói bụng. Theo các nghiên cứu, nếu mẹ cho bé bú theo khung giờ cố định, không quan tâm tới dấu hiệu đói bụng của trẻ thì khả năng nhóc tì nhà bạn sẽ chậm tăng trưởng.
Hãy để bé ngủ gần mẹ, vào ban đêm bú mẹ không giới hạn số lần thì tốc độ tăng trưởng tốt hơn. Dấu hiệu để nhận biết khi con đói sữa là bé có các động tác ngọ nguậy, quay đầu và đưa miệng về phía ngực của mẹ. Đồng thời bé có hành động chúm chím miệng.
Khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ bỉm lưu ý cho con bú đúng cách. Điều này trẻ mới có thể nhận đầy đủ chất dinh dưỡng. Muốn bảng cân nặng trẻ sơ sinh đạt chuẩn phải có trẻ bú được cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Bởi dòng sữa mẹ không giống nhau, sữa đầu nhiều nước giúp bé đỡ khát, sữa cuối nhiều dưỡng chất. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bú đều cả hai bên bầu ngực, bú hết một bên rồi mới chuyển qua bầu bên kia.
Cho bé ăn dặm đúng cách
Ăn dặm là bước đệm giúp trẻ hoàn thiện khả năng ăn uống sau này. Đối với những gia đình lần đầu có con thường hay bỡ ngỡ không biết nên chọn món ăn nào để trẻ kích thích vị giác, tăng trưởng cân nặng.
Ăn dặm được hiểu rằng cho trẻ bổ sung dưỡng chất khác từ nguồn sữa mẹ như cá, thịt, rau, trứng, hoa quả,… Khi bé được 6 tháng tuổi mẹ nên tập cho bé ăn dặm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho thân thể.
Nguyên tắc cho bé ăn dặm đúng cách là ăn từ ít đến nhiều. Thời gian đầu, cha mẹ nên tập cho bé ăn một chút từ 5-10 ml thức ăn để dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ làm quen và thích nghi. Cứ 1 bữa/ ngày sau đó quen dần tăng lên 2 bữa/ ngày cho trẻ, mẹ có thể thêm bữa phụ như: váng sữa, sữa chua, hoa quả,…
Mẹ lưu ý cho trẻ ăn từ lỏng tới đặc, nên chọn thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Khi chế biến đồ ăn dặm cho bé nên lựa chọn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh. Một trong nhiều phương pháp được các mẹ bỉm tin dùng là ăn dặm kiểu Nhật. Mẹ có thể click vào liên kết để tham khảo chi tiết.
Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé ăn dặm: Phát triển đồng đều thể chất lẫn trí tuệ
Khuyến khích con nhỏ vận động
Một trong các bí quyết giúp bảng cân nặng trẻ sơ sinh được phát triển đó là khuyến khích vận động. Mẹ đừng lo lắng khi con bò, trườn, lăn. Hãy cứ để con yêu vận động nhiều. Nhờ vận động như vậy hệ tiêu hóa sẽ đói kích thích con nhỏ đòi ăn. Hơn nữa hệ cơ xương còn được hoàn thiện, phát triển thể chất, tăng cân nhành, sớm hoàn thành các kỹ năng đầu đời của bé.
Massage cho trẻ sơ sinh
Các nhà nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc massage cho trẻ sơ sinh cũng tác động thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Song hành đó còn giúp trẻ thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ ngon lành.
Hi vọng qua các thông tin chia sẻ ở trên giúp bạn có được kiến thức hữu ích về bảng cân nặng trẻ sơ sinh. Có nhiều cách để trẻ sơ sinh tăng cân, mẹ Việt thông thái nên lựa chọn phương pháp tự nhiên và an toàn để đạt hiệu quả cao.
Mẹ có thể tham khảo
- Trẻ uống sữa công thức đi ngoài màu xanh: Mẹ xử lý thế nào?
- A-Z các vật dụng chăm bé sơ sinh cần thiết nhất cho mẹ bỉm sữa
- Máy hút sữa: Top 5 máy hút sữa hiệu quả nhất cho mẹ sau sinh
- Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách phòng tránh
- Hội chứng Down: Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả