Cách tính chu kỳ kinh nguyệt là phương pháp mang thai hoặc tránh thai khoa học, an toàn và hiệu quả nhất được các…
Cùng với xác định thời điểm rụng trứng, cách tính chu kỳ kinh nguyệt là phương pháp tăng khả năng thụ thai hoặc tránh thai hiệu quả. Không tốn chi phí, áp dụng chính xác cho hầu hết chị em có kinh nguyệt đều là những điểm tích cực khi bạn làm chủ chu kỳ kinh nguyệt của mình.
Vậy! Công thức tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Cách mang thai hoặc tránh thai bằng phương pháp này ra sao? Hãy cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ của bác sĩ Đặng Thanh Tâm trong nội dung dưới đây.
Khuyến cáo
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để mang thai hay tránh thai chỉ thực sự hiệu quả đối với các bạn nữ có kinh nguyệt đều. Khi kinh nguyệt bị rối loạn, mọi công thức sẽ không còn chính xác.
Cố vấn nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Dấu hiệu rụng trứng: 3 biểu hiện rõ nhất của kỳ rụng râu
Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng thời gian được tính từ ngày đầu tiên ra máu ở kỳ kinh này đến ngày đầu tiên ra máu ở kỳ kinh tiếp theo. Việc hành kinh sẽ diễn ra mỗi tháng, từ lúc nữ giới dậy thì đến khi tiền mãn kinh. Tức là vào khoảng 12 tuổi đến khi 55 tuổi.
Thông thường chu kỳ kinh nguyệt sẽ dao động từ 28 đến 30 ngày. Tùy cơ địa và lứa tuổi mà chu kỳ và dấu hiệu sắp có kinh sẽ thay đổi, chênh lệch đi 1 đến 2 ngày. Thời gian ra máu sẽ rơi vào khoảng từ 3 đến 5 ngày. Máu ra thường có màu đỏ đậm, thường ra rất nhiều vào những ngày đầu và giảm dần về những ngày sau. Đây được xem là một kỳ kinh bình thường.
Một kỳ kinh nguyệt bất thường sẽ có thời gian không đồng đều. Lượng máu và màu sắc cũng không như bình thường. Đây có thể là biểu hiện của những rối loạn sinh lý, hoặc dấu hiệu của các bệnh lý như: viêm phụ khoa, u xơ tử cung,…
Các bệnh này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như khả năng thụ thai ở nữ giới. Chính vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng bất thường hãy đến ngay bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Muốn áp dụng cách tính chu kỳ kinh nguyệt để mang thai hay tránh thai, nữ giới cần đảm bảo chu kỳ của mình là bình thường. Nếu không, xác định thời điểm sẽ thiếu tính chính xác.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai chính xác
Xác định chính xác ngày rụng trứng sẽ gia tăng khả năng thụ thai ở phụ nữ. Các cặp đôi quan hệ gần sát hoặc ngay ngày rụng trứng, khả năng có thai rất cao và ngược lại. Có rất nhiều cách để xác định thời điểm rụng trứng như: đo thân nhiệt, sử dụng que rụng trứng. Tuy nhiên, cách tính chu kỳ kinh nguyệt để xác định ngày rụng trứng được xem là phổ biến và chính xác hơn cả.
Một chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 28 đến 30 ngày thì thời điểm rụng trứng thường rơi vào ngày giữa tháng (khoảng ngày thứ 14 tới 16 của chu kỳ). Dựa vào đó, chu kỳ kinh nguyệt có thể được chia thành 3 thời điểm. Trong đó, thời điểm quan hệ dễ có thai nhất thường được gọi là thời điểm quan hệ nguy hiểm, chính là thời điểm xoay quanh ngày rụng trứng.
Thời điểm này được tính từ ngày rụng trứng cộng trừ thêm 5 ngày phía trước hoặc sau. Chu kỳ kinh nguyệt chuẩn sẽ có 28 ngày, thì ngày rụng trứng là ngày thứ 14. Theo đó, thời điểm nguy hiểm sẽ bắt đầu từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 của chu kỳ kinh nguyệt.
Đây chính là thời điểm lý tưởng để các cặp đôi quan hệ tình dục nhanh chóng có thai. Tỉ lệ lên đến 90%. Vì vậy, nếu đã lên kế hoạch sinh con thì nên chú ý đến thời điểm này.
Xem thêm: Cốc nguyệt san là gì? Cách chọn mua và sử dụng từ CHUYÊN GIA
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai
Trong chu kỳ kinh nguyệt thông thường của phụ nữ sẽ có hai thời điểm quan hệ để tránh có thai:
- Thứ nhất, thời điểm quan hệ an toàn tương đối bắt đầu từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 9 của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn quan hệ trong thời gian này cơ hội thụ thai vẫn có, nhưng rất thấp.
- Thứ hai, thời điểm quan hệ an toàn cao được tính từ ngày thứ 20 của chu kỳ kinh nguyệt đến ngày đầu tiên. Lúc này đã qua thời điểm rụng trứng nên khả năng đậu thai là rất khó xảy ra. Vì vậy mà, các cặp đôi có thể yên tâm khi quan hệ trong khoảng thời gian này.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt trên đây chỉ áp dụng cho nữ giới có kinh nguyệt đều đặn. Đối với trường hợp kinh nguyệt rối loạn, để thụ thai hay tránh thai phải dùng các phương pháp khác.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều nên làm gì?
Khi kinh nguyệt của nữ giới không ổn định, dao động từ 1 tuần đến nửa tháng, cách tính ngày rụng trứng sẽ không chính xác. Vì vậy, nếu muốn có thai, các cặp đôi nên quan hệ thường xuyên hơn. Đồng thời, cố gắng điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của nữ sao cho đều đặn bằng việc khám bác sĩ, ăn uống điều độ, vận động phù hợp, giảm căng thẳng,…
Còn trường hợp muốn quan hệ an toàn tránh có thai thì nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác như: bao cao su, thuốc tránh thai khẩn cấp, xuất tinh ngoài âm đạo,… Không nên phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt để tránh những hệ quả không mong muốn.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để mang thai và tránh thai được xem là phương pháp an toàn và tự nhiên nhất. Muốn áp dụng thành công cách tính này, các bạn nữ phải chắc chắn chu kỳ kinh nguyệt của mình là hoàn toàn bình thường.
Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu lạ nào từ phía cơ thể hãy đi khám bác sĩ để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Việc cố chấp dùng phương pháp trên có thể cho kết quả ngược lại với mong muốn ban đầu.
Những triệu chứng ngày hành kinh
Để cách tính chu kỳ kinh nguyệt đạt hiệu quả cao, bạn cần theo dõi những thay đổi cơ thể trước và trong ngày hành kinh. Những triệu chứng này lặp đi lặp lại theo từng tháng, ghi nhớ thời gian xuất hiện sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quan hệ tình dục.
- Thay đổi tâm trạng: Gần đến hoặc trong những ngày hàng kinh, tâm trạng chị em sẽ thất thường hơn. Hay cáu gắt, luôn muốn “gây sự” nếu chẳng may gặp chuyện không vừa ý.
- Đau ngực: Ngực sẽ căng cứng, ngứa rát thậm chí đau nhức.
- Đau lưng: Đây là triệu chứng thường gặp nhất mỗi khi bước vào giai đoạn hành kinh. Vùng bị đau tập trung vào phần eo, thắt lưng.
- Đau bụng: Triệu chứng này cũng rất hay ghé thăm các bạn nữ. Tuy nhiên, lại thường bị “phớt lờ” do khá giống với các triệu chứng đau bụng thông thường.
- Đau đầu: Đau đầu hành kinh không giống như khi bị ốm. Lúc này, các cơn đau chỉ thoáng xuất hiện, kéo dài không lâu.
- Nổi mụn: Với các bạn có cơ địa xấu (thường được gọi là máu xấu), vào ngày hành kinh sẽ nổi mụn trên mặt.
- Thèm ăn: Ăn nhiều hơn, có trường hợp ghi nhận nhiều chị em ăn không kiểm soát trong giai đoạn hành kinh.
Xem thêm: Dấu hiệu sắp có kinh: 10 biểu hiện chính xác thường gặp
Kết luận
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để mang thai hoặc tránh thai là phương pháp hiệu quả, an toàn mà chị em nên sử dụng. Trong trường hợp kinh nguyệt không đều, chị em tuyệt đối không được áp dụng phương pháp này để tránh những trường hợp không đáng có. Ngoài cách tính chu kỳ kinh nguyệt còn có rất nhiều phương pháp mang thai an toàn khác như: dùng que thử trứng, theo dõi biểu đồ thân nhiệt,…
Bạn có thể tham khảo thêm
- Que thử thai 2 vạch: Bạn đã chắc chắn có bầu?
- Nhìn que thử thai biết trai hay gái có chính xác như lời đồn?
- Cách quan hệ tránh thai: Vì sao và các biện pháp hiệu quả
- Đặt vòng tránh thai: A-Z các thông tin cần thiết
- Top 5 phần mềm tính ngày rụng trứng tốt nhất