Bác sĩ tư vấn: Bảng cân nặng thai nhi chuẩn WHO mới nhất

Bảng tổng hợp chỉ số phát triển về chiều cao và cân nặng của thai nhi theo chuẩn quốc tế, mẹ tham khảo để…

Trong quá trình mang thai, theo dõi bảng cân nặng thai nhi là một việc làm vô cùng cần thiết. Bảng chiều dài và cân nặng là cơ sở đối chiếu, giúp mẹ bầu nắm được mức độ phát triển của con, qua đó có phương pháp bổ sung dinh dưỡng và vận động khoa học.

Trong nội dung dưới đây, bác sĩ Trần Thành Nam sẽ cung cấp tới bạn đọc bảng chiều dài và cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế mới nhất, cùng những thông tin dinh dưỡng hữu ích. Cùng iPREG tìm hiểu chi tiết các mẹ nhé.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Chuyên gia tư vấn: Cách tính tuổi thai chính xác nhất

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn quốc tế

Từ lúc trứng gặp tinh trùng thụ tinh tạo thành hợp tử. Từ tuần thứ 8 trở đi, thai nhi bắt đầu hoàn thiện. Vì thế, qua các tuần “con yêu” sẽ có một mốc cân nặng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có thể trạng riêng biệt, nên không có một mức cân nặng chuẩn tuyệt đối.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – Fetal weight) cung cấp bảng cân nặng thai nhi chuẩn nhất. Mẹ bầu có thể tham khảo bảng chỉ số do chuyên gia của chúng tôi tái soạn để tiện theo dõi quá trình phát triển của “con yêu”.

Tuần thai Chiều dài Cân nặng
Tuần thứ 8 1.6cm 1g
Tuần thứ 9 2.3cm 2g
Tuần thứ 10 3.1cm 4g
Tuần thứ 11 4.1cm 7g
Tuần thứ 12 5.4cm 14g
Tuần thứ 13 7.4cm 23g
Tuần thứ 14 8.7cm 43g
Tuần thứ 15 10.1cm 70g
Tuần thứ 16 11.6cm 100g
Tuần thứ 17 13cm 140g
Tuần thứ 18 14.2cm 190g
Tuần thứ 19 15.3cm 240g
Tuần thứ 20 16.4cm 300g
Tuần thứ 21 25.6cm 360g
Tuần thứ 22 27.8cm 430g
Tuần thứ 23 28.9cm 501g
Tuần thứ 24 30cm 600g
Tuần thứ 25 34.6cm 660g
Tuần thứ 26 35.6cm 760g
Tuần thứ 27 36.6cm 875g
Tuần thứ 28 37.6cm 1005g
Tuần thứ 29 38.6cm 1153g
Tuần thứ 30 39.9cm 1319g
Tuần thứ 31 41.1cm 1502g
Tuần thứ 32 42.4cm 1702g
Tuần thứ 33 43.7cm 1918g
Tuần thứ 34 45cm 2146g
Tuần thứ 35 46.2cm 2383g
Tuần thứ 36 47.4cm 2622g
Tuần thứ 37 48.6cm 2859g
Tuần thứ 38 49.8cm 3083g
Tuần thứ 39 50.7cm 3288g
Tuần thứ 40 51.2cm 3462g

Theo bảng thống kê trên:

  • Xem chiều dài và cân nặng thai nhi các mẹ sẽ xem theo chiều ngang qua. Ví dụ: Thai nhi ở tuần thứ 30, chiều dài chuẩn sẽ là 39,9 cm và cân nặng ở mức cho phép là 1,319g.
  • Chiều dài và cân nặng sẽ có sự thay đổi đôi chút đối với từng thai nhi khác nhau. Cho nên các mẹ cũng đừng quá hoảng loạn, nếu như cân nặng em bé trong bụng mình không chính xác với bảng.

Cách đo chiều dài cơ thể bé

  • Từ tuần 8 đến tuần 19: Do tư thế thai nhi trong bụng cuộn tròn. Các bác sĩ sẽ đo chiều dài bằng cách đo từ đầu đến mông. Với tư thế của thai nhi uốn cong nên cũng khó xác định được chiều dài chính xác.
  • Từ tuần 20 đến tuần 32: Tư thế bé đã có thay đổi, lúc này các bác sĩ sản khoa sẽ đo chiều dài thai nhi từ đầu đến gót chân. Ở tuần thai này trở đi, cân nặng bé có sự tăng nhanh rõ rệt.
  • Từ sau tuần 32: Cân nặng và chiều dài của bé phát triển rất nhanh, mẹ bầu cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để con yêu chuẩn bị chào đời.

Xem thêm: Lịch khám thai định kỳ: Mốc khám và những lưu ý quan trọng

Những yếu tố tác động đến bảng cân nặng của thai nhi

Sự thay đổi cân nặng của thai nhi trong bụng mẹ không chỉ liên quan đến vấn đề dinh dưỡng của mẹ mà còn bị tác động rất nhiều bởi các yếu tố khách quan khác. Cụ thể như sau:

Do di truyền, chủng tộc

Ở các nước phương Tây thể trạng bố và mẹ thường cao to hơn những nước Á Đông. Chính vì thế, cân nặng của bé cũng sẽ thay đổi theo ba và mẹ. Trường hợp ở Việt Nam, nếu ba mẹ có thể trạng người thấp bé thì em bé trong bụng cũng bị ảnh hưởng theo.

Số lượng thai trong bụng

Những mẹ bầu nào khi mang thai đôi hoặc đa thai, chất dinh dưỡng từ mẹ sẽ chia đều cho các thai trong bụng. Do đó, cân nặng sẽ thấp hơn bảng thai chuẩn.

Tuổi của mẹ khi mang thai

Khi thai phụ mang thai lúc tuổi khá lớn, mức độ hấp thụ dinh dưỡng của bé từ mẹ sẽ thấp hơn. Chính vì vậy, thai trong bụng cũng sẽ nhỏ hơn những bé khác

Sức khỏe mẹ bầu

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu có sức khỏe không tốt, hoặc mắc những bệnh lý thai kỳ, cân nặng của của thai nhi sẽ thấp hơn mức chuẩn. Quan trọng hơn hết em bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ.

Thứ tự sinh con

Khi mẹ mang bầu lần hai, cân nặng của bé sẽ “nhỉnh” hơn bé thứ nhất. Tuy nhiên với lần mang bầu thứ hai quá cận với lần một. Thai nhi có xu hướng nhẹ hơn bé đầu.

Làm gì nếu con phát triển dưới chuẩn bảng cân nặng thai nhi?

Đây là một vấn đề khá nan giải đối với mẹ bầu. Khi “bé yêu” không phát triển hoặc phát triển quá chậm, làm chiều dài cũng như cân nặng bị “khựng” lại.

Nếu để tình trạng này xảy ra quá lâu bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Sau này ra đời thai nhi có nguy cơ ngạt thở, đồng thời bé sẽ bị mắc rất nhiều bệnh lý khác như viêm phổi, tụt huyết áp,… Nghiêm trọng hơn, sự phát triển trí não của bé sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến IQ thấp, quá trình khôn lớn cũng như học tập sẽ chậm hơn những bạn cùng trang lứa.

Để giải quyết vấn đề này mẹ bầu cần khám thai thường xuyên. Qua đó các bác sĩ sẽ có chế độ thăm khám cũng như những lời khuyên phù hợp để cải thiện vấn đề cân nặng ở trẻ. Vậy thai nhi phát triển quá nhanh và vượt mức cân nặng cần làm thế nào?

Theo quan điểm chung của đa số mẹ bầu, con chậm phát triển mới đáng lo ngại. Còn việc bé tăng cân nhiều điều đó không ảnh hưởng gì đến sự phát triển ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, quan niệm này không hoàn toàn đúng.

Đối với trường hợp này, mẹ bầu cần thăm hỏi ý kiến bác sĩ để có mức độ điều chỉnh hợp lý. Những trường hợp thai quá to sẽ khiến mẹ khó khăn trọng việc sinh nở. Ngoài ra bé sẽ có nguy cơ mắc các bệnh từ trong bụng mẹ như: tiểu đường thai kỳ, béo phì,… Mẹ bầu cần giảm lại chế độ dinh dưỡng, để ức chế lại quá trình tăng cân của mình.

Xem thêm: Mẹ bầu ăn gì giúp con thông minh, xinh đẹp ngay từ trong bụng?

Những biện pháp để “con yêu” có cân nặng đúng chuẩn

Những trường hợp thai nhi thiếu cân, hoặc thừa cân theo mức tiêu chuẩn. Cần có những phương pháp phù hợp, để đưa thai nhi về mức cân nặng chuẩn với tuổi thai cho con được phát triển khỏe mạnh toàn diện.

Trường hợp thiếu cân so với mức tiêu chuẩn

Đối với trường hợp này mẹ bầu cần thực hiện những biện pháp sau:

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều thực phẩm có chứa các loại vitamin thiết yếu cùng các khoáng chất như: DHA, kẽm, kali, sắt, magie,… chia làm nhiều bữa trong ngày, để các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ.

Theo nghiên cứu, đối với thai nhi nhẹ cân các bác sĩ thường khuyến khích mẹ bầu bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại sữa bầu chuyên dụng. Do khi dùng sữa các mẹ sẽ dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.

Nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng lo âu. Tập luyện thể thao, đi bộ nhẹ nhàng tránh vận động qua mức gây kiệt sức. Cần khám thai định kỳ để bác sĩ nắm được tình trạng phát triển của thai nhi.

Xem thêm: Quá trình phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn mang thai

Trường hợp thừa cân với mức tiêu chuẩn

Khi cân nặng đã tăng quá mức cho phép, mẹ bầu cần áp dụng những phương pháp sau để hạn chế tăng cân:

  • Tập thể dục điều độ, lựa chọn những bài yoga cho bà bầu để lưu thông khí huyết.
  • Hạn chế ăn nhiều tinh bột, không ăn các loại đồ ngọt như: bánh, kẹo, đồ chiên rán, các chất có nhiều chất béo,…
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây như: cam, chuối, nho, việt quất,… vừa hạn chế quá trình tăng cân vừa tốt cho sức khỏe.

Mẹ có thể tham khảo chi tiết tại chuyên mục: Dinh dưỡng khi mang thai

Lưu ý: Những trường hợp mẹ bầu bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhưng thai nhi vẫn không phát triển. Các mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có những loại thuốc chuyên dụng phù hợp.

Qua bài viết này hy vọng mẹ bầu có thể theo dõi quá trình khôn lớn của con theo bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế chúng tôi đã cung cấp. Lưu ý, cần kiểm tra thường xuyên tốc độ phát triển của thai nhi trong bụng để có thể đưa ra những biện pháp hợp lý.

Mẹ có thể tham khảo

  • Khám thai tháng thứ 2: Giúp mẹ làm quen với những chỉ số
  • Mang thai tuần đầu tiên và những điều cần biết
  • Cách nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái chính xác
  • Xem rốn biết sinh con trai hay con gái: Mẹ đã thử?
  • Bảng cân nặng trẻ sơ sinh: Theo dõi để nuôi con khoa học
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories