Ngủ ngáy là một triệu chứng thai kỳ thường gặp. Đâu là nguyên nhân, bà bầu ngủ ngáy liệu có đáng ngại? Cùng iPREG…
Theo nghiên cứu, có khoảng 35% bà bầu ngủ ngáy khi mang thai, đặc biệt tình trạng này xuất hiện với tần suất nhiều hơn ở những tháng cuối thai kỳ [*]. Đây có thể là một trong những cảnh báo nói lên vấn đề về sức khỏe của mẹ. Hãy theo chân iPREG đến hết bài viết để tìm hiểu kỹ hơn mẹ nhé.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Mất ngủ khi mang thai: Nỗi ám ảnh của hơn 50% bà bầu
Nguyên nhân nào khiến bà bầu ngủ ngáy khi mang thai?
Tỉ lệ 35% có nghĩa biểu hiện bà bầu ngủ ngáy không phải hiếm gặp. Khi mang thai nồng độ estrogen tăng cao, khiến màng nhầy và mũi phình ra gây trở ngại cho việc hô hấp. Ngoài ra, sự tăng trưởng của thai nhi tác động lớn đến tử cung khiến mẹ khó thở khi ngủ.
Khảo sát tại Mỹ còn cho thấy, hơn 50% mẹ bầu thừa cân ở nước này đều ngáy khi ngủ. Điều đó chứng tỏ, phụ nữ mang thai có tích tụ mỡ thừa cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị ngủ ngáy.
Một số kết luận khác còn cho rằng, mẹ bầu bị ảnh hưởng tâm lý, trầm cảm khi mang thai hoặc mắc những bệnh về hô hấp thì khả năng ngủ ngáy cũng cao hơn người bình thường.
Xem thêm: Bài tập giảm mỡ bụng cho bà bầu giúp thai kỳ khỏe mạnh
Bà bầu ngủ ngáy có đáng ngại?
Bà bầu bị ngủ ngáy là hiện tượng không hiếm gặp ở thai phụ. Nó sẽ biến mất khi mẹ đã kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngáy ngủ là cảnh báo của biến chứng tiền sản giật, tăng huyết áp và những bệnh lý không thể xem thường khác.
Kết luận còn chỉ ra, có trường hợp bà bầu ngủ ngáy dẫn đến oxy bị cản trở vận chuyển. Từ đó gây ra tình trạng ngạt thở cho bé. Hơn hết, điều khiến nhiều những bà bầu ngủ ngáy lo sợ là bị tiểu đường thai kỳ. Nguyên do khi ngủ mẹ không nạp đủ oxy vào người làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường glucose.
Bí quyết giúp mẹ đối phó với chứng ngủ ngáy khi mang thai
Nếu nghe người thân kể lại mình thường xuyên ngủ ngáy và tần suất nhiều lần trong tuần thì mẹ nên học cách đối phó với tình trạng này. Dưới đây là một vài phương pháp mẹ có thể tham khảo:
Thay đổi tư thế ngủ
Tư thế ngủ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chứng bà bầu ngủ ngáy. Không những vậy tư thế ngủ thích hợp còn giúp các cơ quan bên trong hoạt động tốt hơn. Đặc biệt còn tạo cảm giác thoải mái cho “bé yêu” trong bụng.
Mẹ đừng quen với tư thế nằm ngửa trước kia nữa! Bởi việc nằm ngửa lúc mang thai khiến tử cung mẹ bị chèn ép và gây khó chịu. Đồng thời còn làm lưỡi và quai họng cụp xuống, dẫn đến tình trạng bà bầu ngủ ngáy ngày một nghiêm trọng hơn.
Thay vào đó, mẹ nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng sang trái để những cơ quan bên trong được thả lỏng. Bé cưng của mẹ cũng được thoải mái và giúp mẹ có giấc ngủ sâu, trọn vẹn.
Vệ sinh vùng mũi họng
Việc tắc nghẽn các mao mạch bên trong mũi chính là nguyên nhân bà bầu bị ngủ ngáy. Do đó mẹ nên thường xuyên vệ sinh cơ quan này, mục đích làm thông thoáng đường thở. Tốt nhất nên dùng nước muối sinh lý để thụt rửa. Đồng thời giữ ấm vùng xung quanh mũi và hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh.
Xem thêm: Mẹ bị ốm sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu
Cân bằng dinh dưỡng cũng là biện pháp hữu ích làm giảm triệu chứng bà bầu ngủ ngáy khi mang thai. Việc quá lạm dụng protein sẽ làm mao mạch bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó mẹ chỉ cần bổ sung với lượng vừa đủ theo khuyến cáo.
Ngoài ra mẹ cũng cần kiểm soát cân nặng của mình, đừng để tăng cân quá mức. Bởi nếu thừa cân cũng khiến mẹ dễ gặp phải tình trạng ngáy ngủ. Cách tốt nhất mẹ nên thường xuyên ăn rau xanh, hoa quả, vừa không sợ tăng cân lại còn tốt cho sức khỏe.
Mẹ có thể tham khảo chi tiết tại chuyên mục: Dinh dưỡng khi mang thai để có thông tin chi tiết!
Sử dụng gối chuyên dụng cho bà bầu
Thông thường chuyên gia thai sản sẽ khuyên mẹ nên trang bị riêng cho mình một gối ôm chuyên dụng. Bởi gối này được thiết kế dành riêng cho mẹ bầu, nên khắc phục được những khó khăn khi ngủ. Chắc chắn rằng khi có được giấc ngủ thoải mái, mẹ sẽ không gặp tình trạng ngáy ngủ nữa.
Gợi ý 3 loại gối ôm tốt nhất dành riêng cho bà bầu ngủ ngáy
Hiện nay trên thị trường thiết kế rất nhiều loại gối ôm bà bầu, hôm nay chúng tôi sẽ gợi ý một số loại cho mẹ tham khảo nhé!
Gối ôm cho bà bầu chữ J
Ưu điểm: Gối ôm chữ J có thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng, thích hợp cho mẹ mang đi du lịch hoặc ra ngoài. Mẹ có thể nằm gác lên đuôi chữ J hoặc gối đầu tùy sở thích. Gối chữ J được nhiều mẹ tin dùng để giảm tình trạng bà bầu ngủ ngáy khi mang thai.
Nhược điểm: Gối ôm chữ J không thể nâng đỡ được toàn thân và mẹ chỉ nằm được một tư thế nghiêng. Hơn nữa nếu muốn gác chân lên đuôi chữ, mẹ bắt buộc phải thêm một chiếc gối khác để kê phần đầu.
Xem thêm: Bà bầu bị đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và cách điều trị
Gối ôm chữ U
Ưu điểm: Gối ôm chữ U thường được nhiều mẹ bầu lựa chọn vì sự thoải mái, gối có thể nâng được toàn bộ cơ thể của mẹ. Bất kỳ tư thế nào mẹ muốn, gối chữ U đều đáp ứng được.
Ngoài ra gối này còn giúp mẹ giảm đau lưng, nhức mỏi. Đặc biệt là tình trạng phù chân khi mang thai vào những tháng tam cá nguyệt cuối. Gối chữ U rất thích hợp cho những mẹ có sở thích đọc sách, nghe nhạc. Sau khi sinh mẹ đừng lo sẽ không sử dụng đến nhé! Bởi vì “món bảo bối” này còn là trợ thủ giúp bé tập ngồi nữa đấy.
Xem thêm: Nhạc thai giáo và những điều mẹ bầu nên biết để con thông minh
Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của gối chữ U là kích thước quá lớn. Mẹ sẽ khó khăn trong việc di dời và không thể mang đi du lịch.
Gối ôm chữ C
Ưu điểm: Giống như gối chữ J, gối chữ C cũng có thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng. Kiểu dáng chữ C tránh được sự dịch chuyển lúc ngủ. Đồng thời, giúp giảm đau lưng và hạn chế bà bầu bị chuột rút.
Đặc biệt loại gối này có thể điều chỉnh hướng nằm, tùy vào nhu cầu lúc đó mà mẹ lựa chọn cuộn tròn hay nằm trọn trong lòng chữ C.
Nhược điểm: Gối chữ C chỉ thích hợp cho những mẹ bầu nằm nghiêng, đối với những mẹ nằm ngửa hơi gặp bất tiện. Ngoài ra vòng bụng mẹ không được nâng đỡ, bắt buộc phải sử dụng thêm một chiếc gối khác.
Xem thêm: Bà bầu đau thần kinh tọa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Lưu ý
Khi lựa chọn gối ôm cho bà bầu mẹ nên quan tâm đến chất liệu. Chất liệu mềm mại, an toàn thì mới đảm bảo cho sức khỏe mẹ. Tùy vào không gian, nơi ở mà mẹ chọn kiểu dáng gói phù hợp. Nếu không gian rộng mẹ nên chọn gối ôm chữ U, còn phòng ốc hạn hẹp gối chữ J, C là lựa chọn phù hợp.
Hiện nay gối ôm cho bà bầu được bày bán rộng rãi, mẹ có thể tìm kiếm tại các web như BERRY, THIVI, ZCFOREST để được tư vấn chi tiết hơn.
Qua bài viết này, mong rằng bạn đã hiểu hơn cũng như biết được giải pháp hạn chế tình trạng bà bầu ngủ ngáy khi mang thai. Lời khuyên cho mẹ, nên chọn thêm một loại gối ôm chuyên dụng (gợi ý ở trên) để tăng cảm giác thoải mái và đẩy lùi triệu chứng ngủ ngáy.
[*] Kết quả cập nhập từ betterhealth.vic.gov.au
Mẹ có thể tham khảo
Bà bầu bị phát ban, nổi mề đay, cách điều trị hiệu quả
Bác sĩ tư vấn: Các loại vitamin cho bà bầu cần thiết nhất
Tiểu són khi mang thai: Nguyên nhân và giải pháp xử lý cho mẹ bầu
Theo nghiên cứu, có khoảng 35% bà bầu ngủ ngáy khi mang thai, đặc biệt tình trạng này xuất hiện với tần suất nhiều hơn ở những tháng cuối thai kỳ [*]. Đây có thể là một trong những cảnh báo nói lên vấn đề về sức khỏe của mẹ. Hãy theo chân iPREG đến hết bài viết để tìm hiểu kỹ hơn mẹ nhé.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Mất ngủ khi mang thai: Nỗi ám ảnh của hơn 50% bà bầu
Nguyên nhân nào khiến bà bầu ngủ ngáy khi mang thai?
Tỉ lệ 35% có nghĩa biểu hiện bà bầu ngủ ngáy không phải hiếm gặp. Khi mang thai nồng độ estrogen tăng cao, khiến màng nhầy và mũi phình ra gây trở ngại cho việc hô hấp. Ngoài ra, sự tăng trưởng của thai nhi tác động lớn đến tử cung khiến mẹ khó thở khi ngủ.
Khảo sát tại Mỹ còn cho thấy, hơn 50% mẹ bầu thừa cân ở nước này đều ngáy khi ngủ. Điều đó chứng tỏ, phụ nữ mang thai có tích tụ mỡ thừa cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị ngủ ngáy.
Một số kết luận khác còn cho rằng, mẹ bầu bị ảnh hưởng tâm lý, trầm cảm khi mang thai hoặc mắc những bệnh về hô hấp thì khả năng ngủ ngáy cũng cao hơn người bình thường.
Xem thêm: Bài tập giảm mỡ bụng cho bà bầu giúp thai kỳ khỏe mạnh
Bà bầu ngủ ngáy có đáng ngại?
Bà bầu bị ngủ ngáy là hiện tượng không hiếm gặp ở thai phụ. Nó sẽ biến mất khi mẹ đã kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngáy ngủ là cảnh báo của biến chứng tiền sản giật, tăng huyết áp và những bệnh lý không thể xem thường khác.
Kết luận còn chỉ ra, có trường hợp bà bầu ngủ ngáy dẫn đến oxy bị cản trở vận chuyển. Từ đó gây ra tình trạng ngạt thở cho bé. Hơn hết, điều khiến nhiều những bà bầu ngủ ngáy lo sợ là bị tiểu đường thai kỳ. Nguyên do khi ngủ mẹ không nạp đủ oxy vào người làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường glucose.
Bí quyết giúp mẹ đối phó với chứng ngủ ngáy khi mang thai
Nếu nghe người thân kể lại mình thường xuyên ngủ ngáy và tần suất nhiều lần trong tuần thì mẹ nên học cách đối phó với tình trạng này. Dưới đây là một vài phương pháp mẹ có thể tham khảo:
Thay đổi tư thế ngủ
Tư thế ngủ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chứng bà bầu ngủ ngáy. Không những vậy tư thế ngủ thích hợp còn giúp các cơ quan bên trong hoạt động tốt hơn. Đặc biệt còn tạo cảm giác thoải mái cho “bé yêu” trong bụng.
Mẹ đừng quen với tư thế nằm ngửa trước kia nữa! Bởi việc nằm ngửa lúc mang thai khiến tử cung mẹ bị chèn ép và gây khó chịu. Đồng thời còn làm lưỡi và quai họng cụp xuống, dẫn đến tình trạng bà bầu ngủ ngáy ngày một nghiêm trọng hơn.
Thay vào đó, mẹ nên chuyển sang tư thế nằm nghiêng sang trái để những cơ quan bên trong được thả lỏng. Bé cưng của mẹ cũng được thoải mái và giúp mẹ có giấc ngủ sâu, trọn vẹn.
Vệ sinh vùng mũi họng
Việc tắc nghẽn các mao mạch bên trong mũi chính là nguyên nhân bà bầu bị ngủ ngáy. Do đó mẹ nên thường xuyên vệ sinh cơ quan này, mục đích làm thông thoáng đường thở. Tốt nhất nên dùng nước muối sinh lý để thụt rửa. Đồng thời giữ ấm vùng xung quanh mũi và hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh.
Xem thêm: Mẹ bị ốm sau sinh: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bổ sung đủ dưỡng chất thiết yếu
Cân bằng dinh dưỡng cũng là biện pháp hữu ích làm giảm triệu chứng bà bầu ngủ ngáy khi mang thai. Việc quá lạm dụng protein sẽ làm mao mạch bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Do đó mẹ chỉ cần bổ sung với lượng vừa đủ theo khuyến cáo.
Ngoài ra mẹ cũng cần kiểm soát cân nặng của mình, đừng để tăng cân quá mức. Bởi nếu thừa cân cũng khiến mẹ dễ gặp phải tình trạng ngáy ngủ. Cách tốt nhất mẹ nên thường xuyên ăn rau xanh, hoa quả, vừa không sợ tăng cân lại còn tốt cho sức khỏe.
Mẹ có thể tham khảo chi tiết tại chuyên mục: Dinh dưỡng khi mang thai để có thông tin chi tiết!
Sử dụng gối chuyên dụng cho bà bầu
Thông thường chuyên gia thai sản sẽ khuyên mẹ nên trang bị riêng cho mình một gối ôm chuyên dụng. Bởi gối này được thiết kế dành riêng cho mẹ bầu, nên khắc phục được những khó khăn khi ngủ. Chắc chắn rằng khi có được giấc ngủ thoải mái, mẹ sẽ không gặp tình trạng ngáy ngủ nữa.
Gợi ý 3 loại gối ôm tốt nhất dành riêng cho bà bầu ngủ ngáy
Hiện nay trên thị trường thiết kế rất nhiều loại gối ôm bà bầu, hôm nay chúng tôi sẽ gợi ý một số loại cho mẹ tham khảo nhé!
Gối ôm cho bà bầu chữ J
Ưu điểm: Gối ôm chữ J có thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng, thích hợp cho mẹ mang đi du lịch hoặc ra ngoài. Mẹ có thể nằm gác lên đuôi chữ J hoặc gối đầu tùy sở thích. Gối chữ J được nhiều mẹ tin dùng để giảm tình trạng bà bầu ngủ ngáy khi mang thai.
Nhược điểm: Gối ôm chữ J không thể nâng đỡ được toàn thân và mẹ chỉ nằm được một tư thế nghiêng. Hơn nữa nếu muốn gác chân lên đuôi chữ, mẹ bắt buộc phải thêm một chiếc gối khác để kê phần đầu.
Xem thêm: Bà bầu bị đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và cách điều trị
Gối ôm chữ U
Ưu điểm: Gối ôm chữ U thường được nhiều mẹ bầu lựa chọn vì sự thoải mái, gối có thể nâng được toàn bộ cơ thể của mẹ. Bất kỳ tư thế nào mẹ muốn, gối chữ U đều đáp ứng được.
Ngoài ra gối này còn giúp mẹ giảm đau lưng, nhức mỏi. Đặc biệt là tình trạng phù chân khi mang thai vào những tháng tam cá nguyệt cuối. Gối chữ U rất thích hợp cho những mẹ có sở thích đọc sách, nghe nhạc. Sau khi sinh mẹ đừng lo sẽ không sử dụng đến nhé! Bởi vì “món bảo bối” này còn là trợ thủ giúp bé tập ngồi nữa đấy.
Xem thêm: Nhạc thai giáo và những điều mẹ bầu nên biết để con thông minh
Nhược điểm: Nhược điểm lớn nhất của gối chữ U là kích thước quá lớn. Mẹ sẽ khó khăn trong việc di dời và không thể mang đi du lịch.
Gối ôm chữ C
Ưu điểm: Giống như gối chữ J, gối chữ C cũng có thiết kế nhỏ gọn, tiện dụng. Kiểu dáng chữ C tránh được sự dịch chuyển lúc ngủ. Đồng thời, giúp giảm đau lưng và hạn chế bà bầu bị chuột rút.
Đặc biệt loại gối này có thể điều chỉnh hướng nằm, tùy vào nhu cầu lúc đó mà mẹ lựa chọn cuộn tròn hay nằm trọn trong lòng chữ C.
Nhược điểm: Gối chữ C chỉ thích hợp cho những mẹ bầu nằm nghiêng, đối với những mẹ nằm ngửa hơi gặp bất tiện. Ngoài ra vòng bụng mẹ không được nâng đỡ, bắt buộc phải sử dụng thêm một chiếc gối khác.
Xem thêm: Bà bầu đau thần kinh tọa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Lưu ý
Khi lựa chọn gối ôm cho bà bầu mẹ nên quan tâm đến chất liệu. Chất liệu mềm mại, an toàn thì mới đảm bảo cho sức khỏe mẹ. Tùy vào không gian, nơi ở mà mẹ chọn kiểu dáng gói phù hợp. Nếu không gian rộng mẹ nên chọn gối ôm chữ U, còn phòng ốc hạn hẹp gối chữ J, C là lựa chọn phù hợp.
Hiện nay gối ôm cho bà bầu được bày bán rộng rãi, mẹ có thể tìm kiếm tại các web như BERRY, THIVI, ZCFOREST để được tư vấn chi tiết hơn.
Qua bài viết này, mong rằng bạn đã hiểu hơn cũng như biết được giải pháp hạn chế tình trạng bà bầu ngủ ngáy khi mang thai. Lời khuyên cho mẹ, nên chọn thêm một loại gối ôm chuyên dụng (gợi ý ở trên) để tăng cảm giác thoải mái và đẩy lùi triệu chứng ngủ ngáy.
[*] Kết quả cập nhập từ betterhealth.vic.gov.au
Mẹ có thể tham khảo
Bà bầu bị phát ban, nổi mề đay, cách điều trị hiệu quả
Bác sĩ tư vấn: Các loại vitamin cho bà bầu cần thiết nhất