Bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai trở thành “cực hình” của nhiều thai phụ. Nếu bị nhẹ uống nước, chất điện giải…
Bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai trở thành “cực hình” của nhiều thai phụ. Nếu bị nhẹ uống nước, chất điện giải và nghỉ ngơi có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy nặng kèm thêm nhiều triệu chứng khác có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Vậy tại sao mẹ bị tiêu chảy? Bà bầu bị tiêu chảy có sao không và nên ăn gì? Hãy cùng bác sĩ Tâm của iPREG tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.
Xem thêm: Táo bón khi mang thai: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai
Có rất nhiều nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai, trong đó phải kể tới:
- Ngộ độc thực phẩm, thức uống bị nhiễm khuẩn, không sạch.
- Thay đổi chế độ ăn uống đột ngột, cơ thể mẹ bầu không thích ứng kịp thời, dẫn tới trong giai đoạn mang thai bị đau bụng, tiêu chảy.
- Đa số mẹ bầu trong thời kỳ mang thai bổ sung vitamin tốt cho cơ thể. Tuy nhiên dạ dày của một số thai phụ bị kích ứng, gây ra tình trạng tiêu chảy.
- Sự thay đổi hormone của người mẹ khi mang thai làm cho hệ tiêu hóa bị tiêu chảy.
- Khi mang thai, sức đề kháng mẹ bầu yếu, kèm với hệ tiêu hóa hoạt động kém, dẫn tới tình trạng “tào tháo rượt”.
- Cơ thể không dung nạp Lactose. Khi mang thai, bà bầu có thể do uống quá nhiều sữa với mục đích bổ sung dưỡng chất cho thai nhi. Thời điểm này, cơ thể mẹ bị thiếu hay mất men lactose (để hấp thụ đường lactose), kết quả là bị đau bụng và tiêu chảy.
- Vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột gây ra tình trạng tiêu chảy.
Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ: Dấu hiệu và chế độ ăn khoa học
Bà bầu bị tiêu chảy có sao không?
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà tiêu chảy ở bà bầu kéo dài từ 1 tới 10 ngày. Biểu hiện của bà bầu bị tiêu chảy thường kèm thêm triệu chứng nôn ói, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, mất nước,… Nếu trường hợp nặng, không điều trị kịp thời, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, mẹ tuyệt đối đừng chủ quan với tình trạng này.
Các triệu chứng bà bầu thường gặp khi bị tiêu chảy, đó là:
- Vùng quanh rốn đau, tùy thuộc cơn đau có thể có thắt, dữ dội,…
- Đi đại tiện phân lỏng.
- Số lần đi tiêu và nôn mửa nhiều và rất nhiều.
- Sốt cao, đau đầu nghiêm trọng.
- Phân có máu hoặc chất nhờn.
- Đi tiểu ít, tim đập nhanh.
Đáng lo ngại nhất, cơn đau kích thích tử cung co bóp rất dễ khiến sảy thai. Tiêu chảy trong giai đoạn mang thai rất nguy hiểm. Mẹ mệt, kém ăn, suy nhược thân thể có khi làm thai chết lưu.
Xem thêm: Tư vấn sinh nở: 7 cách làm cổ tử cung mở nhanh mẹ cần biết
Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?
Khi mang thai, mẹ bầu rất lo lắng, không dám uống thuốc khi mắc tiêu chảy, sợ ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu biết cách điều trị đúng cách, tiêu chảy khi mang thai rất đơn giản mà không gây hại tới bé yêu.
Bổ sung nước cho cơ thể
Đối với một vài mẹ bầu, tiêu chảy sẽ tự động hết trong một vài ngày. Mối quan tâm khi bị tiêu chảy trong quá trình mang thai, mẹ giữ cho cơ thể đủ nước và điện giải. Mẹ bầu hãy bổ sung đủ lượng nước để bù lại cơ thể đã mất.
Xem thêm: Bà bầu uống nước dừa: Những lợi ích, công dụng và lưu ý
Mẹ bầu bị tiêu chảy nên uống gì? Mẹ nên ngừng uống sữa, hoặc nước ép hoa quả sẽ làm cho trình trạng tiêu chảy trở nên nặng. Lúc này, hãy áp dụng một vài công thức sau đây theo lời khuyên bác sĩ Tâm chia sẻ:
- Trà gừng: Đun sôi trà với gừng tươi cắt lát, để nguội và uống.
- Mật ong: 1-3 thìa mật ong khuấy vào một ly nước, uống thường ngày.
- Tinh dầu bạc hà: 2 lần 1 ngày uống nửa cốc nước với tinh dầu bạc hà.
Sử dụng một số loại thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa
Để tình trạng bà bầu bị tiêu chảy được thuyên giảm, ngoài việc bổ sung nước, bạn cũng phải thay đổi chế độ ăn uống thường ngày. Cháo, súp, cà rốt, khoai tây… là các thực phẩm dễ tiêu hóa. Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh, mẹ nên bổ sung sữa chua hoặc pho mát để tăng dưỡng chất calcium cho bào thai.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên áp dụng chế độ ăn BRAT khi bị tiêu chảy. Đây là một chế độ ăn nhạt, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, không gây kích ứng cho dạ dày. Thực đơn cho chế độ ăn BRAT bao gồm: chuối, gạo, sốt táo, bánh mì nướng.
Xem thêm: Tư vấn: Những loại hoa quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu
Tránh một số thực phẩm làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn
Bên cạnh áp dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, mẹ bầu bị tiêu chảy cũng phải tránh một số món ăn làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Các thực phẩm như: cay, ngọt, béo, nhiều dầu mỡ,… phải cắt hoàn toàn trong chế độ ăn uống. Trong số đó phải kể tới hải sản, thịt đỏ, nước uống có gas, một vài loại trái cây, rau xanh như: đu đủ, dứa, rau càng cua,… có khả năng gây co bóp tử cung hoặc làm bệnh tiêu chảy nặng hơn.
Làm gì nếu bệnh tiêu chảy ở mức độ nặng
Không được tự ý uống thuốc
Một số loại thuốc điều trị tiêu chảy, mẹ bầu tuyệt đối không uống. Nếu mẹ tự ý sử dụng không chữa được bệnh mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn của thai nhi.
Xem thêm: Tư vấn: Bà bầu mang thai được sử dụng các loại thuốc nào?
Đến gặp bác sĩ để được thăm khám
Bà bầu bị tiêu chảy kéo dài, kèm theo đau bụng, nôn mửa, khô môi, choáng váng, mệt mỏi,… cách tốt nhất nên tới cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và chữa trị. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ xem xét nguyên nhân, để có phác đồ điều trị phù hợp.
Phòng tránh bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai
Tới đây, thai phụ đã biết cách xử lý khi bản thân mắc phải tiêu chảy khi mang thai. Bên cạnh đó, trong giai đoạn mang thai, muốn tránh hoặc ngăn ngừa tiêu chảy, mẹ bầu cần thực hiện một số điều như sau:
Bà bầu cần áp dụng công thức ăn chín uống sôi. Tuyệt đối không ăn tiết canh, các loại rau củ chưa được rửa sạch, gỏi cá, bò tái chanh,… ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thai phụ hạn chế ăn quán xá ngoài vỉa hè. Bên cạnh đó, các loại thức ăn ôi, thiu,… thai phụ không được ăn. Khi đi chợ hoặc siêu thị nên mua thực phẩm tươi, sạch, có màu sắc tự nhiên.
Bà bầu trong giai đoạn mang thai hạn chế ăn chất béo, thực phẩm giàu gia vị. Đồng thời, các loại hải sản như tôm, cá, mực… nếu trước đây đã có tiền sử đau bụng thì thai phụ cũng nên hạn chế ăn. Để đẩy lùi tiêu chảy khi mang thai, bà bầu bổ sung sữa chua. Trong thành phần của sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai
Trên đây là các thông tin chia sẻ về tình trạng bà bầu bị tiêu chảy trong quá trình mang thai. Trong suốt chặng đường 9 tháng 10 ngày đồng hành cùng con yêu, mẹ bầu hãy xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để sức khỏe được đảm bảo, nhóc tì khỏe mạnh, sẵn sàng chào đời.
Mẹ có thể tham khảo
- Dinh dưỡng tháng thứ 3: Giúp mẹ thoát khỏi nỗi lo thiếu chất
- Dinh dưỡng tháng thứ 6: Bà bầu ăn gì để vào con?
- Triệu chứng khó chịu tháng thứ 5, giải quyết ra sao để mẹ luôn khỏe
- Bà bầu bị ngứa da: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
- Bổ sung vitamin B2 cho bà bầu: Liều lượng, thực phẩm giàu B2