Bà bầu bị phát ban, nổi mề đay khi mang thai: Cách điều trị hiệu quả

Phát ban và nổi mề đay rất dễ gặp ở mẹ bầu trong thai kì, đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình…

Phát ban, nổi mề đay khi mang thai là một bệnh lý khá phổ biến. Ghi nhận có tới 30% bà bầu bị nổi mề đay và phát ban trong suốt thai kỳ. Hai bệnh lý này có những biểu hiện tương đối giống nhau nên thường khiến các mẹ nhẫm lẫn. Việc này gây ra nhiều hệ lụy mà quan trọng nhất là biện pháp điều trị không đúng khiến bệnh tình thêm trầm trọng.

Trong nội dung này, iPREG sẽ chia sẻ chi tiết các dấu hiệu bệnh lý, nguyên nhân và cách điều trị phát ban – nổi mề đay khi mang thai hiệu quả. Mẹ cùng theo dõi để có biện pháp phòng tránh nếu nhiễm bệnh trong tương lai.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

 


ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Bà bầu bị ngứa da: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

PUPP – Nổi mề đay khi mang thai là gì?

 

PUPP là viết tắt của sẩn mề đay ngứa, xuất hiện thành từng mảng ở phụ nữ khi mang thai. Phụ nữ bị PUPP sẽ thấy các mảng đỏ, nổi lên trên da. Vị trí thường thấy nhất của sẩn mề đay là ở vùng bụng (chịu áp lực căng tức lớn nhất trên cơ thể). Cũng có những ghi nhận PUPP xuất hiện ở bắp đùi, cánh tay, bắp chân, thậm chí ở cả vùng ngực.

Có một số nghiên cứu cho thấy, nổi mề đay có liên quan tới di truyền. Nhưng trên thực tế, vẫn chưa có bằng chứng nào xác định nguyên nhân cụ thể của tình trạng nổi mề đay. Nổi mề đay sẽ xuất hiện nhiều ở các mẹ mang thai lần đầu và thường giảm hoặc hết hẳn ở những lần tiếp theo.

Xem thêm: Các loại bệnh di truyền sang con mẹ cần đặc biệt lưu tâm

Phát ban khi mang thai là gì?

Theo một thống kê, cứ 5 phụ nữ khi mang thai sẽ có một người phải đối mặt với những thay đổi trên da như mụn trứng cá, sạm da, rạn da. Tuy những hiện tượng này sẽ làm mẹ cảm thấy tự ti khi mất đi vẻ đẹp vốn có, nhưng đây là các dấu hiện bình thường khi mang thai. Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì chúng sẽ tự khỏi sau một đến vài tuần.

Ví dụ như nổi mụn trứng cá thường xuất hiện ở tuần thứ 14-16 và khỏi hẳn từ tuần 18 trở đi.

Các chuyên gia khẳng định, hiện tượng phát ban là do mẹ bị dị ứng với các loại thực phẩm, bị côn trùng cắn, các loại hóa chất,… Với sự gia tăng của các hormone (đặc biệt là estrogen) cộng thêm những thay đổi bên trong cơ thể. Mẹ có thể trở nên cực kỳ nhạy cảm với các loại virus, mầm bệnh do đó rất dễ bị phát ban.

Nguyên nhân phát ban khi mang thai?

 

Xin các mẹ lưu ý, sự thay đổi sinh lý khi mang thai chỉ khiến xuất hiện các bệnh lý như nổi mụn trứng cá, sạm da, rạn da,… Không liên quan trực tiếp tới hiện tượng phát ban.

Theo bác sĩ da liễu, phát ban thường xảy ra ở các vùng da bị căng quá mức như vùng bụng (sự phát triển của em bé khiến da vùng bụng căng lên, cộng thêm việc bạn không sử dụng các loại kem dưỡng ẩm khiến da bị khô, lúc này ngứa sẽ xuất hiện và các tác động như gãi, dị ứng sẽ khiến da vùng bụng bị phát ban), vùng bắp đùi, ngực,… Do đó, để hạn chế phát ban mẩn đỏ, bạn cần có chế độ tăng cân hợp lý.

Theo nghiên cứu, cứ 150 phụ nữ mang thai sẽ có một người phải thường xuyên đối mặt với những cơn ngứa, nổi mề đay hoặc phát ban nghiêm trọng. Hiện tượng này được gọi là PUPP (phát ban do phản ứng dị ứng, thường được gọi là nổi mề đay).

Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra phản ứng dị ứng được ghi chú dưới đây

  • Thuốc
  • Côn trung căn
  • Hóa chất
  • Phấn hoa
  • Lông động vật
  • Thực phẩm (các loại thực phẩm gây kích ứng da)

Khi da bị khô và căng tức, cộng thêm việc mẹ bị dị ứng với một loại lông động vật nào đó, những cơn ngứa sẽ bắt đầu xuất hiện. Ngứa thì phải gãi, tất nhiên rồi, tuy vậy hành động này của mẹ lại trực tiếp làm phát ban, nổi mề đay khi mang thai xuất hiện.

Gãi làm da vùng ngứa thêm căng tức, dưới áp lực của hành động gãi vùng da ngứa sẽ mẩn đỏ và sau đó là phát ban hay nổi mề đay. Vì vậy, yếu tố then chốt trong việc phòng tránh nổi mề đay khi mang thai chính là việc mẹ cần phải thường xuyên vệ sinh và giữ ẩm cho vùng da bị căng tức. Tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng da.

Chiếm một tỉ lệ nhỏ, cứ 50 người sẽ có 1 phụ nữ khi mang thai bị ứ mật thai kỳ. Đây là tình trạng ngứa dữ dội, có thể kèm theo buồn nôn, vàng da. Tình trạng này báo hiệu bạn đã gặp vấn đề ở gan. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được điều trị ngay.

So sánh phát ban và nổi mề đay khi mang thai

 

Theo các chuyên gia, phát ban và nổi mề đay khi mang thai có những đặc điểm phân biệt như sau:

Phát ban

Là hiện tưởng nổi các nốt đỏ tại vùng da bị căng tức như ngực, bụng, tay, bắp đùi,… ở bà bầu. Nguyên nhân của hiện tượng phát ban là do mẹ bị dị ứng với các loại hóa chất, mỹ phẩm, thực phẩm, lông động vật,… Thường sẽ tự khỏi sau vài tuần đối với những vùng nhỏ.

Xem thêm: Kiến ba khoang: Cách phòng tránh và điều trị khi bị kiến cắn

Nổi mề đay hay PUPP (phát ban do phản ứng dị ứng)

Nổi mề đay khi mang thai là một triệu chứng phức tạp hơn của phát ban. Hiện chưa xác định được nguyên nhân nổi mề đay ở bà bầu. Tuy nhiên có nghiên cứu cho thấy, nổi mề đay có thể từ di truyền. Khi mẹ đã bị nổi mề đay, sẽ không có bất kỳ “bài thuốc hay kinh nghiệm dân gian” nào điều trị dứt điểm. Hãy đi khám da liễu ngay để có liệu trình trị liệu phù hợp.

Phát ban và nổi mề đay thường chỉ xuất hiện ở những mẹ lần đầu mang thai và thường giảm hoặc hết hẳn ở những lần tiếp theo. Điều quan trọng khi mẹ bị hai triệu chứng này là hãy luôn giữ đủ ẩm vùng da bị căng tức. Nếu ngứa hãy hạn chế gãi hoặc tác động mạnh rất dễ gây chảy máu và nổi mề đay.

Bên cạnh đó, mẹ cũng cần phải thật cẩn trọng trong sinh hoạt. Tránh các chất gây dị ứng da và có một chế độ tăng cân hợp lý nhất theo thể trạng.

Xem thêm chuyên mục: Chăm sóc cuộc sống bà bầu để có thêm nhiều kinh nghiệm xử lý hữu ích.

Làm thế nào tôi có thể điều trị phát ban khi mang thai?

 

Cẩn trọng khi vệ sinh cơ thể

Những vùng phát ban nhỏ trên cơ thể thường có xu hướng tự khỏi. Tuy nhiên, mẹ phải tuyệt đối không được chà rửa khu vực này. Hạn chế sử dụng các loại xà phòng khi tắm gội vì xà phòng có thể khiến tình trạng phát ban thêm tồi tệ.

Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, mặc các loại trang phục rộng rãi thoáng mát có chất liệu mềm như cotton sẽ giúp mẹ giảm các cơn ngứa.

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho da theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nếu mẹ bị dị ứng với các thành phần trong kem, hãy dừng sử dụng ngay lập tức.

Tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong nước nóng có thể giúp mẹ đỡ ngứa tức thời nhưng không giải quyết triệt để hiện tượng phát ban. Việc này làm da mẹ trở nên khô ráp, đây là điều kiện lý tưởng để phát ban tấn công bạn. Thay vì tắm nước nóng, mẹ có thể tắm nước là khế, lá ngải cứu, chè xanh, soda,… sẽ làm giảm cơn ngứa hiệu quả.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Sử dụng bột yến mạch xoa đều lên vùng da căng tức 2-3 lần/ngày cũng là liệu phát hiệu quả được các chuyên gia khuyến nghị.

Tránh xa các loại thực phẩm cay nóng, hạn chế các loại đồ ăn dễ gây kích ứng da như hải sản (đặc biệt là hàu). Liệu trình ăn uống hợp lý nhất lúc này là mẹ cần sử dụng với lượng nhỏ và tăng dần theo từng tuần để thăm dò phản ứng của cơ thể.

Sử dụng các loại thực phẩm chức năng giàu Omega 3 như dầu cá cũng giúp cải thiện làn da mẹ đáng kể, bên cạnh đó, Omega-3 còn có rất nhiều công dụng tốt cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: 5 loại viên uống bổ sung omega 3 tốt nhất năm dành riêng cho mẹ bầu

Giữ tinh thần thoải mái nhất có thể

Giữ tinh thần thoải mái nhất có thể, hạn chế các hoạt động mạnh, áp lực công việc,… Khi bạn bị phát ban, có thể vẻ ngoài sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ tuy vậy mẹ đừng quá lo lắng, hãy quên nó đi vì nó sẽ hết sau vài tuần. Suy nghĩ quá nhiều chỉ khiến tình trạng thêm trầm trọng.

Sử dụng thuốc điều trị

 

Một số loại thuốc kháng Histamine an toàn mà mẹ có thể sử dụng như: Allegra, Benadryl, Chlor-Trimeton, Claritin và Zyrtec. Tuy nhiên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Đối với tình trạng nặng hơn như nổi mề đay, hãy đi khám bác sĩ da liêu ngay để được tư vấn điều trị hiệu quả. Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị dân gian nào mà không có tư vấn của bác sĩ.

Mẹ có thể tham khảo: Tư vấn: Bà bầu mang thai được sử dụng các loại thuốc nào?

Lưu ý khi bà bầu bị phát ban, nổi mề đay

Nếu bạn chưa bị phát ban hay nổi mề đay lúc này, có thể bạn sẽ bị trong tương lai, vì vậy việc phòng tránh là hết sức quan trọng. Hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây:

Khi mang thai, hãy chọn cho mình những loại trang phục thoải mái nhất, có chất liệu mềm như cotton. Tuyệt đối không mặc các loại quần áo bó sát, kém thông thoáng. Vì khi da bạn quá ẩm sẽ là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây hại hoạt động. Mặc quần áo bó sát cũng gây áp lực lên vùng da bị tổn thương, điều này là thực sự tai hại.

Lựa chọn các loại thực phẩm an toàn, một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát tốt quá trình tăng cân của mình. Tăng cân quá nhanh sẽ khiến mẹ rất dễ bị phát ban hay nặng hơn là nổi mề đay.

Tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn những loại kem dưỡng da, các loại thuốc điều trị phát ban phù hợp. Nếu bạn là người hay bị dị ứng, hãy tránh xa các nguồn lây nhiễm khi mang thai. Dị ứng sẽ khiến tình trạng phát ban trở nên tồi tệ. Chúc mẹ có thời gian mang thai trọn vẹn!

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Sốt phát ban ở trẻ: Nguyên nhân, cách điều trị trẻ bị sốt phát ban
  • Tư vấn: Ra nhiều khí hư phải giải quyết như thế nào?
  • Vận động tháng thứ 5: Cách massage giúp mẹ thoát khỏi mệt mỏi
  • Yoga cho bà bầu: Những lợi ích kinh ngạc mẹ nên thử
  • Trầm cảm khi mang thai: Nỗi ám ảnh của trên 80% mẹ bầu
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories