Bà bầu bị đau nhức xương khớp: Nguyên nhân và cách điều trị

Bà bầu bị đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến khi mang thai. Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Cùng…

Chị em thường gặp rắc rối trong thời kỳ mang thai liên quan tới cơ xương khớp, gây ra các cơn đau dữ dội. Mặc dù không đe dọa nghiêm trọng tới mẹ và bé nhưng bà bầu bị đau nhức xương khớp ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, đi lại và giấc ngủ.

Để cải thiện tình trạng này, thai phụ cần điều chỉnh lại chế độ nghỉ ngơi, vận động và áp dụng một số biện pháp giảm đau an toàn để sẵn sàng chào đón con yêu. Tất cả sẽ được iPREG chia sẻ chi tiết trong nội dung dưới đây. Mẹ hãy theo dõi để có thêm những thông tin hữu ích.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Bà bầu đau thần kinh tọa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân bà bầu bị đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp khi mang thai là tình trạng phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau xuất phát từ các lý do sau:

Việc tăng cân quá nhanh, đột ngột

Trọng lượng cơ thể mẹ tăng quá nhanh làm cho các vị trí các khớp ở gối, lưng, hông,… chịu sự đè nén lớn gây nên tình trạng đau nhức xương khớp ở bà bầu. Trung bình số cân nặng tăng hợp lý của một thai kỳ là 10-12kg. Tuy nhiên ở một số thai phụ lại tăng đột ngột, không kiểm soát từ 20-30kg. Điều này dẫn đến đau xương khớp là điều hiển nhiên. Chỉ số cân nặng tăng cao, nhất là giai đoạn sắp lâm bồn, tình trạng đau nhức tăng lên dữ dội và nghiêm trọng.

Xem thêm: Infographic: Sự gia tăng kích thước chu vi bụng mẹ bầu theo tháng

Ảnh hưởng hormone, thay đổi nội tiết tố

Bà bầu bị đau nhức xương khớp có thể là do việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Trong suốt thời kỳ mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng cuối, cơ thể sản sinh mạnh hormone relaxin. Chức năng của hormone này kích thích tử cung phát triển, giúp cho thai nhi đủ không gian phát triển. Tuy nhiên, việc làm mềm tử cung của hormone tác động giãn nở các cơ, xương khớp khiến cho các ổ khớp mất ổn định, đau nhức, ê ỏi nhất là khi vận động và đi lại.

Thói quen và chế độ ăn uống

Bà bầu bị đau nhức xương khớp trong thời kỳ mang thai có thể do chế độ ăn uống không lành mạnh. Lượng thức ăn tăng đột ngột, ăn quá no, chế độ ăn nghèo dưỡng chất, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,… hay thức ăn nhanh làm cho cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, là nguyên nhân bị đau nhức xương khớp.

Bên cạnh đó, nhiều thai phụ có thói quen nằm một tư thế quá lâu. Các dây thần kinh bị chèn ép, sáng thức dậy với bàn tay, bàn chân bị tê kèm theo những cơn đau khó chịu.

Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Lười vận động

Ở giai đoạn cuối khi mang thai, chỉ số cân nặng tăng liên tục. Việc đi lại khó khăn nên nhiều mẹ bầu lười vận động. Điều này làm khả năng trao đổi oxy giữa các cơ quan kém, dẫn tới tay chân bị đau nhức, toàn thân mệt mỏi.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, bà bầu bị đau mỏi xương khớp còn do mang song thai, tam thai, mang thai khi lớn tuổi, đặc thù công việc ngồi nhiều giờ trước máy tính,…

Triệu chứng đau nhức xương khớp ở bà bầu

Muốn biết bà bầu bị đau nhức xương khớp hay không, dựa vào một số biểu hiện như sau:

  • Cảm nhận cơ thể nặng nề, vị trí phần lưng dưới bị đau
  • Nhức mỏi, khó khăn trong việc đi lại và vận động
  • Ống cổ tay, rãnh cổ tay bị đau nhức như bị kim châm, ngứa ngáy
  • Đau cổ và đau vai do bị giãn dây chằng tử cung
  • Vào mỗi khi thức dậy, các khớp co cứng
  • Thực hiện thao tác xoay, cúi người khó khăn

Điều trị đau nhức xương khớp ở bà bầu

Bà bầu bị đau nhức xương khớp nhất là 3 tháng cuối của thai kỳ được biểu hiện rõ nhất. Mặc dù tình trạng này không đe dọa tới sức khỏe mẹ và thai nhi nhưng lại khiến cuộc sống của thai phụ chịu sự tác động tiêu cực.

Trong quá trình mang thai, việc dùng thuốc hạn chế cơn đau ở xương khớp là không nên. Để giúp các bà bầu giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn, việc thực hiện các liệu pháp chia sẻ sau đây giúp cho các xương, cơ được thư giãn, đó là:

Tắm bồn nước nóng hoặc chườm nóng thư giãn gân cốt

Ổ khớp thiếu máu nuôi dưỡng, lượng tuần hoàn máu kém lưu thông dẫn tới đau nhức ê mỏi trong thời kỳ mang thai. Việc tắm bồn nước nóng hoặc chườm nóng làm giãn nở không gian ổ khớp. Từ đó các cơn đau nhức ở bà bầu được thuyên giảm, cải thiện rõ rệt, kích thích thư giãn mạch máu.

Châm cứu

Đây cũng được xem là một biện pháp hỗ trợ điều trị bà bầu bị đau nhức xương khớp. Kim châm tác động trực tiếp lên các huyệt mạch từ đó các cơn đau được thuyên giảm. Tần suất xuất hiện các cơn đau ở xương khớp sẽ không còn và dần dần biến mất. Với phương pháp này cần lựa chọn phòng khám uy tín, tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra ở các phụ nữ mang thai.

Tăng cường bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ngoài các liệu pháp trên, việc bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai rất quan trọng. Khuyến khích trong thực đơn ăn uống thường ngày của bà bầu chứa hàm lượng canxi cao như hải sản, sữa, rau xanh,… bù đắp vào lượng canxi đã thiếu hụt để nuôi bào thai. Mỗi ngày thai phụ nên uống nhiều nước, uống sữa tốt cho bà bầu bổ sung lượng canxi lớn. Ngoài ra, các mẹ nên uống bổ sung DHA tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bên cạnh đó, bà bầu bị đau nhức xương khớp cũng hạn chế các thực phẩm không tốt như sau:

  • Thức uống kích thích như bia, rượu
  • Thực hiện chứa nhiều axit
  • Đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán
  • Thức ăn chế biến quá mặn
  • Thực phẩm đồ ngọt, nhiều đường

Xem thêm: Tư vấn: 10 thực phẩm giàu canxi tốt nhất cho bà bầu

Vận động các bài tập nhẹ nhàng

Mẹ bầu nên dành mỗi ngày khoảng 10-30 phút tập luyện các bài tập vận động nhẹ nhàng. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những bài tập chất lượng, đảm bảo an toàn. Phương pháp này không chỉ cải thiện tình trạng bị đau nhức xương khớp mà còn giúp thai phụ vượt cạn thành công.

Xem thêm: 6 bài tập giảm đau lưng cho bà bầu hiệu quả nhất

Chú ý tư thế ngủ

Chọn tư thế ngủ phù hợp với một chiếc bụng đang lớn từng ngày là việc vô cùng quan trong. Để giúp bé yêu có cảm giác thoải mái và mẹ dễ chịu thì bác sĩ Tâm khuyên bạn nên nằm nghiêng và kê thêm một chiếc gối mỏng theo sống lưng. Tư thế này giúp cho trọng lượng thai nhi không trực tiếp đè lên khung chậu. Từ đó, tình trạng bà bầu bị đau nhức xương khớp được thuyên giảm.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Công việc của thai phụ đòi hỏi ngồi nhiều, chị em nên thường xuyên đi lại. Sự di chuyển của các bước chân làm giảm căng cơ, đau nhức. Ở thời kỳ mang thai, khuyến khích chị em mang giày thấp. Đồng thời, tránh mang vác nặng, hạn chế khối lượng công việc lớn,… ảnh hưởng tới thai nhi.

Thăm khám bác sĩ

Mặc dù đau nhức xương khớp ở bà bầu là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp buộc thai phụ phải tới bác sĩ thăm khám, kiểm tra. Đừng chủ quan ảnh hưởng nghiêm trọng sau này. Khi nhận thấy các triệu chứng sau đây, bà bầu chủ động gặp bác sĩ:

  • Tình trạng đau nhức xương khớp kéo dài liên tục, tần suất cao.
  • Mẹ bầu không thể đi lại và vận động, chỉ ngồi một chỗ, không thể làm việc.
  • Đốt sống, ổ khớp ê mỏi, tê cứng nghiêm trọng, nóng ran,…
  • Đi kèm với nhiều triệu chứng như sốt, ăn uống không ngon, mệt mỏi, bực bội,…

Lúc này, tùy vào mức độ nặng nhẹ bà bầu bị đau khớp mà bác sĩ kê toa đơn với những sản phẩm an toàn cho thai nhi. Tuyệt đối đừng tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên môn.

Xem thêm: Lịch khám thai định kỳ: Mốc khám và những lưu ý quan trọng

Như vậy, việc bà bầu bị đau nhức xương khớp khi mang thai là khá phổ biến. Để đảm bảo một thai nhi khỏe mạnh và an toàn, thai phụ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, bạn xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các tác động tiêu cực.

Hi vọng với các thông tin chia sẻ ở trên giúp bạn có được nhiều kiến thức hữu ích về việc đau nhức xương khớp. Nếu tình trạng đau vượt mức khả năng chịu đựng, cách tốt nhất bà bầu đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Mẹ có thể tham khảo thêm

  • Bà bầu bị đau lưng: Nguyên nhân và cách giảm đau lưng hiệu quả
  • Bà bầu bị tiêu chảy: Nên ăn gì? Cách phòng tránh ra sao?
  • Massage bầu: Cách bài tập hiệu quả từ chuyên gia
  • Táo bón khi mang thai: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
  • Yoga cho bà bầu: Những lợi ích kinh ngạc mẹ nên thử
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories