Chuột rút gây nhiều phiền toái cho bà bầu khi mang thai, thiếu hụt dinh dưỡng, sự phát triển của thai nhi,… là nguyên…
Hiện tượng bà bầu bị chuột rút khi mang thai khá phổ biến, hầu như các mẹ đều gặp. Bà bầu bị chuột rút thường từ tháng thứ 4 trở đi, bệnh lý trầm trọng hơn vào những tháng cuối. Tại sao lại bị chuột rút khi mang thai? Cách xử lý cùng chế độ dinh dưỡng ra sao để hạn chế tình trạng này? Hãy tham khảo bài viết của iPREG dưới đây, bạn sẽ có được những lời khuyên đúng đắn.
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Bà bầu đau thần kinh tọa: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Tại sao lại bị chuột rút khi mang thai?
Theo các chuyên gia, hiện tượng bà bầu bị chuột rút khi mang thai có thể do một trong những nguyên nhân sau:
Khi thai nhi hình thành khung xương, nhu cầu canxi rất lớn. Nếu lượng canxi cho bà bầu không cung cấp đủ, thai nhi sẽ tự động lấy canxi từ nguồn dự trữ trong mẹ. Sự thiếu hụt canxi ở mẹ sẽ là nguyên nhân xuất hiện những cơn chuột rút hoặc cứng cơ.
Không cung cấp đủ lượng nước hoặc thiếu các chất điện giải cần thiết cũng có thể gây ra hiện tượng chuột rút khi mang thai.
Ở tháng thứ 3 trở đi, thai nhi phát triển mạnh gây chèn ép các cơ dưới như: bắp đùi, bắp chân. Chính vì điều này mà bạn hay bị chuột rút ở bẹn hoặc bắp chân từ tháng thứ 4.
Tử cung co thắt cũng có thể gây ra hiện tượng chuột rút. Nguyên nhân tử cung co thắt là do sự phát triển của em bé. Lúc này, tử cung phải giãn ra tạo khoảng trống cho túi ối. Bên cạnh đó cũng có thể do bạn ăn phải các loại thực phẩm gây co thắt tử cung như: rau ngót, rau dăm, đu đủ xanh,…
Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai
Nên làm gì nếu bị chuột rút khi mang thai
Chuột rút là một bệnh lý thường gặp khi mang thai. Những cơn đau có thể làm bạn khó chịu thậm chí quằn quại. Nhưng hãy thật bình tĩnh và xử lý theo các hướng dẫn của chúng tôi sau đây:
- Nếu bị chuột rút ở bẹn hoặc bắp chân, hãy duỗi thẳng chân đến khi cơn rút qua đi.
- Tiếp theo hãy nhờ người thân xoa bóp vùng bị chuột rút. Nếu có thể hãy dùng thêm khăn ấm để chườm, cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất.
- Bên cạnh đó, mẹ hãy xoay vặn cổ chân, cử động các ngón chân theo nhiều hướng để làm giảm cơn rút. Tất nhiên là chân bạn lúc này vẫn phải duỗi thẳng.
Xem thêm: Massage bầu: Cách bài tập hiệu quả từ chuyên gia
Ngoài ra hãy tham khảo thêm các lời khuyên sau để giảm thiểu hiện tượng chuột rút:
- Uống đủ nước, bổ sung lượng canxi cần thiết theo tư vấn từ bác sĩ.
- Không được đứng, ngồi hoặc nằm quá lâu ở một tư thế.
- Xoay cổ chân, cử động ngón chân bất cứ khi nào bạn có thể như lúc ăn cơm, xem tivi…
- Xoa bóp các khối cơ hay bị chuột rút nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ.
- Tắm nước ấm sẽ là liệu pháp tốt vừa giúp bạn thư giãn vừa hạn chế các cơn rút có thể xảy đến khi ngủ.
- Lúc ngủ nên nằm nghiêng sang trái và sử dụng các loại gối ngủ cho bà bầu để gác chân.
- Tham gia các lớp học yoga, vận động nhẹ nhàng. Luôn giữ tinh thần thật thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu quá mức.
Mẹ có thể tham khảo: Yoga cho bà bầu: Những lợi ích kinh ngạc mẹ nên thử
Các bộ phận thường bị chuột rút khi mang thai
Bà bầu bị chuột rút là do thai nhi chèn ép các cơ vận động của chi dưới, do thiếu hụt lượng canxi cần thiết. Chính vì thế, hiện tượng chuột rút có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Tuy nhiên chỉ tập trung vào các bộ phận sau:
- Chân: Bắp chân, vùng bẹn, cổ hoặc ngón chân.
- Bụng dưới: Trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, đau dây chằng tròn cũng dẫn đến việc bạn bị chuột rút ở bụng dưới. Dây chằng tròn là một cơ nâng đỡ tử cung, tử cung co thắt nhiều sẽ làm nhóm cơ này giãn ra vì thế bạn có thể cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới.
- Các bộ phận khác: Ngoài các bộ phận trên, nếu bạn bị chuột rút thường xuyên ở các vùng khác hãy tham khảo ngay tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng: Nguyên nhân và cách điều trị
Thời gian bà bầu bị chuột rút nhiều nhất
Hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về thời gian bị chuột rút khi mang thai nhiều nhất. Nhưng theo các chuyên gia, chuột rút thường xuất hiện từ tháng thứ 4 trở đi. Tăng dần cường độ trong những tháng tiếp theo và đỉnh điểm ở 3 tuần cuối thai kỳ.
Bên cạnh đó, buổi tối là thời điểm bà bầu dễ bị chuột rút hơn ban ngày. Lúc nghỉ ngơi, các cơ ít hoạt động hơn nên khi bạn ngủ sai tư thế, chuột rút rất dễ xảy ra.
Để giảm thiểu hiện tượng chuột rút khi mang thai, bạn hãy thường xuyên vận động cơ thể. Sử dụng các bài tập theo hướng dẫn trong chuyên mục: “Vận động bà bầu”. Đặc biệt hãy tham khảo chế độ dinh dưỡng của chúng tôi dưới đây để hạn chế chuột rút.
Mang thai bị chuột rút nên ăn gì?
Như chúng tôi phân tích ở trên, thiếu canxi là một trong những nguyên nhân chính khiến bà bầu bị chuột rút khi mang thai. Việc bổ sung lượng canxi bị thiếu là tối quan trọng. Canxi thường có nhiều trong các loại thực phẩm như: Sữa và các sản phẩm làm từ sữa, cá, trứng, các loại rau họ cải, các loại đậu, đỗ,…
Ngoài ra, để bổ sung canxi kịp thời bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc canxi cho bà bầu có sẵn trên thị trường. Lưu ý: Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Xem thêm: 3 món ăn bổ sung canxi cho bà bầu hiệu quả từ chuyên gia
Để có chế độ dinh dưỡng chính xác nhất qua từng giai đoạn mang thai, bạn có thể tham khảo chuyên mục: “Dinh dưỡng khi mang thai” của chúng tôi.
Chuột rút khi mang thai là một hiện tượng bình thường. Các mẹ hoàn toàn xử lý được nó bằng chế độ ăn uống, vận động, nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt chuột rút kèm theo hiện tượng sưng đỏ, nóng rát vùng bị rút,… Hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Mẹ có thể tham khảo
- Bà bầu bị đau lưng: Nguyên nhân và cách giảm đau lưng hiệu quả
- Bà bầu ngủ ngáy: Đâu là nguyên nhân và biện pháp khắc phục?
- Tư vấn: Bà bầu mang thai được sử dụng các loại thuốc nào?
- Trầm cảm khi mang thai: Nỗi ám ảnh của trên 80% mẹ bầu
- Bà bầu bị phát ban, nổi mề đay, cách điều trị hiệu quả