Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì để vượt cạn thành công?

Ba tháng cuối thai kỳ ăn gì? Đây là câu hỏi nhiều mẹ còn băn khoăn, hãy tìm đáp án ở bài viết của…

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì? Là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Điều này cho thấy mẹ thực sự đã dành rất nhiều thời gian cho con, yêu thương con vô bờ bến. Trong tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi phát triển nhanh chóng, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ vì thế mà cũng tăng theo. Điểm lợi là mẹ sẽ đáp ứng đủ dinh dưỡng cho bé. Nhưng cũng phát sinh rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu ăn uống quá mức trong 3 tháng cuối, cơ thể mẹ sẽ trở nên xồ sề khó coi. Nghiêm trọng hơn, mẹ rất dễ mắc đái tháo đường rất nguy hiểm. Vậy làm sao để vừa có thể kiểm soát cân nặng và lượng đường trong máu, vừa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi? Chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ ra sao? Tất cả sẽ được bác sĩ Đặng Thanh Tâm của iPREG chia sẻ qua nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Thai giáo 3 tháng cuối: Bước ngoặt lớn cho sự chào đời của bé

Thai nhi 3 tháng cuối phát triển ra sao?

Luôn đặt câu hỏi: “Không biết con yêu đã lớn như thế nào rồi” là trường hợp của nhiều bố mẹ. Ở tuần 28, mắt thai nhi đã mở, bé cử động thường xuyên hơn và hay “trò chuyện” bằng cách đạp bụng mẹ. Cân nặng bé lúc này khoảng 1,08kg và dài hơn 30cm.

Đến tháng thứ 8, tóc của thai nhi đã mọc, tủy xương đã sản sinh hồng cầu, lông tơ  mọc đều cùng với móng tay, chân dài ra. Cân nặng bé lúc này khoảng 1,8kg, chiều dài nằm ở mức 40cm. Hơn thế nữa “bé yêu” đã thở đều, thường xuyên đạp bụng mẹ. Chắc là muốn “chui” ra rồi đấy.

Vào tháng cuối cùng, đây là thời khắc vô cùng quan trọng để chuẩn bị hành trình vượt cạn. Các cơ quan đã dần hoàn thiện, do đó cân nặng tăng nhanh để em bé chuẩn bị chào đời. Lúc này thai nhi đã cảm nhận được ánh sáng, da dẻ hồng hào hơn, tay chân hoạt động mũm mỉm và đáng yêu.

Con yêu lớn nhanh, chiếm hết phần không gian trong tử cung mẹ nên lúc này  quay đầu xuống và chuẩn bị chào đời. Khoảng thời gian này mẹ bầu cần ăn nhiều nhất, để con yêu nhanh chóng tăng cân, chế độ dinh dưỡng vào thời khắc này là vô cùng cần thiết cho sự ra đời của bé. Mẹ có thể tham khảo bảng chỉ số chiều dài và cân nặng thai nhi chuẩn WHO tại đây.

Xem thêm: Chăm sóc cuộc sống bà bầu trong tháng cuối thai kỳ

Mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì?

Vào giai đoạn này cơ thể mẹ sẽ rất mệt mỏi và nặng nề. Vì thế cần bổ sung dinh dưỡng cho mẹ, hỗ trợ tăng cân cho bé. Vậy mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì? Những loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cần bổ sung trong giai đoạn cuối phải kể đến:

Chất béo

Ở những tháng cuối thai kỳ, não bộ của bé đang phát triển mạnh. Do đó, cần cung cấp các axit béo để phát triển trí não thai nhi. Mẹ bầu nên lựa chọn những loại chất béo không bão hòa như: bơ, dầu ô liu, dầu cá,… hạn chế sử dụng chất béo từ những thực phẩm đã qua chế biến như: gà rán, khoai tây chiên,…

Canxi

Thai nhi chuẩn bị chào đời vì thế xương phải thật sự chắc khỏe. Cần bổ sung nhiều canxi trong khẩu phần ăn của mẹ lúc này. Mẹ có thể tìm ăn những loại thực phẩm như: hải sản, các loại sữa không đường, sữa chua,… Nếu mẹ không cung cấp đủ lượng canxi qua quá trình ăn uống, thai nhi sẽ lấy canxi từ mẹ và gây ra cho mẹ bầu nguy cơ loãng xương.

Trong trường hợp bị thiếu hụt canxi ở mức cao, mẹ có thể sử dụng các loại thuốc bổ sung canxi cho bà bầu. Trước khi dùng, hãy tham vấn ý kiến chuyên gia để biết liều lượng cụ thể. Thừa hay thiếu canxi cũng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm mẹ cần nhớ.

Canxi cũng là khoáng chất giúp mẹ phòng tránh tiền sản giật khi mang thai vô cùng hiệu quả. Liều lượng bổ sung mỗi ngày ở mức 1.200mg. Ngoài việc sử dụng các thực phẩm giàu canxi, mẹ cũng có thể dùng thêm các loại viên uống tổng hợp tốt cho thai kỳ.

Các loại vitamin

Vitamin rất cần thiết cho mẹ bầu ở những tháng cuối. Bổ sung vitamin không những giúp thai nhi phát triển toàn diện mà còn giúp “bé cưng” sinh ra với da dẻ hồng hào, tươi tắn hơn. Những loại hoa quả mọng nước chứa nguồn vitamin dồi dào, mẹ bầu nên tìm ăn để bổ sung dưỡng chất cho mình nhé.

Xem thêm: 5 viên uống bổ sung vitamin C, B1, B2 tốt nhất cho bà bầu

I-ốt

Một dưỡng chất không thể thiếu ở giai đoạn cuối thai kỳ phải kể đến I-ốt. Hoạt chất này giúp não và hệ thần kinh trung ương phát triển toàn diện, hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất. Ngoài ra còn giúp cho sự hình thành và phát triển tuyến giáp ngăn ngừa nguy cơ bướu cổ và thiểu năng ở trẻ.

Nghiêm trọng hơn hết, nếu mẹ bầu thiếu i-ốt trong giai đoạn này sẽ có nguy cơ sinh non, thai chết lưu trong bụng mẹ,… Cần bổ sung ngay i-ốt ở những loại thực phẩm như tảo biển (1,8mg i-ốt/100g), rau bina (0.16mg i-ốt/100g), cải thảo (0,98mg i-ốt/100g). Các loại hải sản như tôm, cua, cá,… cũng giàu i-ốt không kém mẹ bầu nên tìm ăn.

Chất đạm

3 tháng cuối thai kỳ cần bổ sung đầy đủ protein để chuẩn bị cho quá trình sinh nở được diễn ra suôn sẻ. Đạm giúp cho tử cung mẹ khỏe mạnh hơn. Lúc vượt cạn sẽ vững chắc, là bệ phóng giúp thai nhi chào đời dễ dàng và khỏe mạnh.

Mẹ bầu cần bổ sung một lượng đạm vừa đủ, tránh dư thừa gây nên những bệnh lý không mong muốn. Những thực phẩm giàu đạm phải kể đến như: thịt, cá, trứng, sữa bầu, các loại hạt đậu xanh, đậu đỏ,…

Magie

Hoạt chất dinh dưỡng này cực kỳ có lợi đối với phụ nữ mang thai giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3. Magie giúp mẹ bầu thư giãn thoải mái các cơ, dịu hẳn các triệu chứng co thắt tử cung. Đồng thời làm giảm nguy cơ sinh non của thai phụ. Tìm và bổ sung magie ở những loại thực phẩm như: đậu đen, hoa atiso, yến mạch,…

Xem thêm: Tiết lộ 4 món ăn bổ sung Magie tốt nhất cho mẹ bầu

Bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn gì?

Khoảng thời gian cuối cùng này cần cẩn thận trong chế đọ ăn uống để đảm bảo cho sức khỏe mẹ và bé thật ổn định. Cần tránh những loại thực phẩm sau:

  • Rau ngót: Loại rau này khiến tử cung bị có bóp mạnh gây ra hiện tượng sảy thai. Mẹ bầu cần lưu ý.
  • Mướp đắng (khổ qua): Loại quả này vô cùng gây hại cho mẹ bầu. Quinine, morodixin có trong mướp đắng gây ngộ độc cho mẹ. Thậm chí, ở giai đoạn cuối thai kỳ, mướp đắng gây co thắt tử cung khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh non. Không những thế còn gây ra những biến chứng không thể lường trước. Gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
  • Rau chùm ngây: Alpha-sitoterol trong loại rau này có hại làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu. Cần tránh xa tuyệt đối, không nên thêm vào thực đơn của thai phụ ở cuối kỳ thai.

Mẹ có thể tham khảo chi tiết tại: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Ăn gì 3 tháng cuối giúp mẹ dễ sinh?

Thực phẩm và chế độ ăn uống là giải pháp hiệu quả giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi. Các chuyên gia khuyến nghị mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm dưới đây để đẩy nhanh quá trình vượt cạn:

Bột sắn dây

Với tính chất giúp mát gan, lợi tiểu. Sắn dây chẳng những  giúp mẹ bầu thanh nhiệt cơ thể mà còn giúp thai phụ đỡ đau lúc chuyển dạ. Nên uống mối ngày để có kết quả tốt hơn nhé.

Tỏi

Ăn tỏi trong khoảng thời gian này giúp mẹ hạn chế táo bón. Điều này sẽ giúp thai nhi dễ dàng di chuyển xuống khung chậu trong lúc chuyển dạ.

Quả dứa

Mẹ sẽ khá hoang mang rằng dứa được khuyến cáo không nên ăn bởi có thể khiến sảy thai. Tuy nhiên quan điểm này chỉ đúng khi mẹ mang thai 3 tháng đầu thôi, còn những tuần cuối sẽ rất tốt nếu mẹ ăn dứa nhé. Nguyên do trong dứa có bromelain giúp làm mềm cổ tử cung, thúc đẩy quá trình chuyển dạ nhanh chóng và làm cổ tử cung nhanh mở hơn.

Nước lá tía tô

Nước lá tía tô cũng là bí quyết giúp cổ tử cung mẹ nhanh mở hơn. Vì thế ngay từ lúc có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ nên nhờ người thân nấu sẵn cho mình một bình nước lá tía tô để mang vào viện. Lưu ý chỉ uống khi đã chuyển dạ, nếu uống quá sớm có thể khiến mẹ sinh non.

Rau lang

Rau lang chắc hẳn không còn là món xa lạ với nhiều mẹ bầu, bởi ngoài công dụng làm mát cơ thể, tránh táo bón, thì rau lang còn giúp thúc đẩy quá trình mở sớm của tử cung. Ngoài ra loại rau này còn lợi sữa sau sinh nên mẹ nhớ bổ sung thường xuyên nhé.

Chè mè đen

Trong mè đen chứa nhiều omega 3, protein, axit Folic… vì thế đây là món ăn bổ dưỡng cho thai kỳ của mẹ. Không những thế, ăn chè vào những tuần cuối còn giúp quá trình chuyển dạ nhanh hơn. Lời khuyên cho mẹ nên nấu chè không đường hoặc thêm ít đường phèn, nếu ăn nhiều đường có thể khiến mẹ tăng cân quá mức.

Lời khuyên giúp mẹ vượt cạn thành công

Vận động nhẹ nhàng

Những bài tập Kegel hay yoga cho bà bầu là lựa chọn hợp lý. Kết hợp thêm với đi bộ sẽ giúp quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Bởi quá trình vận động giúp cơ đùi săn chắc, xương chậu nở đều. Em bé dễ dàng ra ngoài.

Không tạo áp lực cho bản thân

Luôn luôn nghĩ làm thế nào để sớm gặp con. Chứ không nên nghe những lời người khác nói về sự khó khăn hay đau đớn trong quá trình sinh nở. Điều đó, khiến mẹ bầu trở nên áp lực, căng thẳng trong quá trình sinh con.

Chuẩn bị kiến thức

Việc cần trang bị kiến thức sẽ giúp mẹ bầu rất nhiều trong quá trình sinh con. Chẳng hạn như học hỏi cách đi, đứng hay cách rặn đẻ như thế nào để em bé mau ra ngoài. Mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc trên các phương tiện truyền thông.

Xem thêm: Thủ tục đi sinh, ra viện hữu ích cho mẹ bầu tiết kiệm chi phí

Đá lạnh

Một mẹo nhỏ khá hay cho mẹ bầu. Để làm quen với cơn đau đẻ, mẹ bầu có thể cầm một viên đá lạnh đi xung quanh và giữ im lặng.

Tắm nước ấm

Việc ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp mẹ bầu thư giãn thoải mái hơn. Trước khi chuyển dạ việc tắm nước ấm giúp mẹ bầu đỡ đau hơn. Tuy nhiên, không được tắm với nhiệt độ quá cao sẽ gây hại cho thai nhi.

Giữ tinh thần lạc quan

Trước khi “lâm bồn” mẹ bầu cần lạc quan , yêu đời, có tâm trạng tích cực. Hạn chế căng thẳng và lo âu. Nếu trong quá trình sinh thường gặp khó khăn hãy luôn nghe theo lời khuyên của bác sĩ. Việc sinh thường hay mổ không quan trọng, mà quan trọng nhất là sức khỏe hai mẹ con.

Cuối cùng khoảnh khắc thiêng liêng nhất cũng sắp đến. Đón chào con yêu ra đời không còn vấn đề thời gian nữa. Do đó mẹ bầu và gia đình phải hết sức cẩn trọng trong việc ăn uống cũng như sinh hoạt của bà bầu. Đến đây thì thắc mắc về việc mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn gì cũng được giải đáp. Chúc mẹ bầu luôn luôn khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Mẹ có thể tham khảo

  • Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày cực chính xác mẹ bầu cần lưu ý
  • Mất ngủ khi mang thai: Nỗi ám ảnh của hơn 50% bà bầu
  • Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh: Giúp mẹ vượt cạn thành công
  • Dinh dưỡng tháng thứ 9: Ăn gì để vượt cạn thành công?
  • Lịch khám thai 3 tháng cuối thai kỳ: Tư vấn từ chuyên gia
admin
admin
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories