Ăn gì để vào con không vào mẹ? Chuyên gia tư vấn

Ăn gì để vào con không vào mẹ? Là thắc mắc của phần lớn thai phụ. Vậy câu trả lời ra sao? Cùng Dr…

Ăn gì để vào con không vào mẹ là niềm trăn trở của hầu hết thai phụ. Mẹ bầu nào cũng mong muốn con sinh ra được bụ bẫm, hấp thụ đầy đủ dưỡng chất nhưng lại e ngại trước tình trạng tăng cân của bản thân. Vậy làm thế nào để có một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng cho con mà mẹ không tăng cân quá mức lấy lại vóc dáng sau sinh một cách dễ dàng?

Bạn đọc hãy cùng bác sĩ Trần Thành Nam của iPREG tìm hiểu chi tiết qua nội dung dưới đây. Chúng tôi hi vọng mẹ sẽ tìm được lời giải thỏa đáng.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam

 


ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.

Xem thêm: Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, xinh đẹp ngay từ trong bụng?

Nhóm thực phẩm ăn để vào con không vào mẹ

 

Khi mang thai, tăng cân là nỗi băn khoăn của đa số bà mẹ. Nhiều bà bầu suy nghĩ phải ăn uống gấp đôi, thực hiện chế độ “ăn cho hai người”. Nhiều mẹ thậm chí chỉ số cân nặng tăng 20kg nhưng khi sinh con ra, em bé lại thiếu cân.

Trên thực tế, khoa học chứng minh, việc mẹ tăng cân quá nhiều chưa chắc tốt cho thai nhi. Trong từng giai đoạn của thai kỳ, mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng riêng để thai nhi hấp thụ dưỡng chất. Nếu mẹ bổ sung dưỡng chất không hợp lý, kết quả mẹ tăng cân, con lại thiếu cân. Vậy làm thế nào để ăn vào con không vào mẹ, cần bổ sung nhóm thực phẩm nào? Dưới đây là nhóm dưỡng chất cần thiết nhất.

Tinh bột

Khi mang thai ở giai đoạn đầu, mẹ không cần ăn quá nhiều cơm. Lượng tinh bột có trong cơm chuyển hóa thành đường, chỉ làm cho mẹ tăng cân. Khuyến khích mỗi ngày, bạn nên ăn 2-3 bát cơm. Có thể thay thế cơm bằng khoai lang, bột yến mạch,… nhưng đừng ăn cơm sau 8 giờ tối, khả năng tăng cân khá cao cho mẹ.

Chất đạm

Để giúp bé phát triển toàn diện về thể lực lẫn trí tuệ, việc ăn nhiều thực phẩm giàu đạm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên bổ sung trong giai đoạn mang thai. Mẹ có thể ăn thịt bò, thịt lợn,… chế biến thành nhiều món, đa dạng cho bữa ăn.

Rau xanh

Ăn gì để vào con không vào mẹ, các chuyên gia khuyên mẹ tăng cường bổ sung thực phẩm xanh từ rau xanh. Thành phần rau xanh có chứa axit Folic tốt cho thai nhi, tránh những dị tật bẩm sinh. Đồng thời, rau xanh còn giúp cho bà bầu hạn chế táo bón, khó tiêu và đầy bụng.

Xem thêm: Rau cho bà bầu: Loại rau nào tốt nhất khi mang thai?

Đây là nguồn thực phẩm tốt cho thai nhi, bổ sung dưỡng chất DHA. Mỗi tuần, mẹ duy trì 2-3 bữa ăn với cá. Để không ngấy, mẹ bầu thay đổi thực đơn từ cá hồi, cá mòi, cá trích,… đồng thời tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân.

Ngoài các thực phẩm được liệt kê ở trên, mẹ bầu nhớ bổ sung nước mỗi ngày. Không chỉ đủ nước ối khi sinh mà còn giúp da thai phụ được căng mịn, cấp đủ độ ẩm. Bên cạnh nước, bạn cũng phải uống sữa bầu tốt cho thai phụ. Mỗi ngày uống khoảng 2-3 ly, nên uống sữa không đường, hạn chế bệnh đái tháo đường trong quá trình mang thai.

Nhóm dinh dưỡng ăn gì để vào con không vào mẹ theo từng giai đoạn

 

Ở mỗi thời điểm của thai kỳ, thai nhi phát triển ở một đặc trưng riêng. Mẹ bầu cần ưu tiên bổ sung nhóm dưỡng chất nhất định, để thai nhi hấp thụ đầy đủ.

Giai đoạn 3 tháng đầu

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho thai nhi trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cần bổ sung nguồn đạm, vitamin và các nguyên tố vi lượng thiết yếu,… Trong số đó phải nhắc tới Axít Folic có tác dụng ngăn ngừa dị tật ở thai nhi. Những thực phẩm mẹ bầu cần bổ sung trong thời điểm này là: ngũ cốc nguyên cám, cá hồi, trứng, thịt nạc, rau xanh, sữa bầu,…

Xem thêm: Tư vấn: Những loại hoa quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu

Giai đoạn 3 tháng giữa

Ở thời kỳ này, trẻ đã hình dạng các bộ phận cơ thể. Đây là thời gian hình thành phát triển hệ thần kinh và các cơ quan xúc giác ở bé. Vì vậy, chế độ ăn gì vào con không vào mẹ ở giai đoạn này rất quan trọng. Quá trình trao đổi chất tăng, mỗi ngày mẹ cần bổ sung thêm 300-350 calo/ ngày. Khi bào thai ngày càng lớn, mẹ có khi bổ sung thêm đến 500 calo/ ngày.

Trong thời gian này, mẹ ưu tiên các nhóm thực phẩm sau để bé tăng đều và đạt chuẩn trong 3 tháng giữa, đó là: Sữa bầu, sữa chua, ngũ cốc, các loại rau củ quả, trái cây, trứng gà.

Đồng thời, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi và sắt để tốt cho con. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung các loại thức uống giàu vitamin. Ở giai đoạn này, lời khuyên chuyên gia dành cho mẹ hạn chế ăn đồ ngọt, hậu quả mẹ tăng cân mà bé lại không đầy đủ dưỡng chất.

Xem thêm: Bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì? Tư vấn hữu ích từ chuyên gia

Giai đoạn 3 tháng cuối

So với hai giai đoạn trên, ở thời điểm 3 tháng cuối của thai kỳ là lúc mẹ điều chỉnh lại cân nặng cho thai nhi. Nếu như cân nặng của mẹ các tháng trước đã tăng chuẩn khoảng 6-9 cân thì ở thời điểm này mẹ duy trì chế độ tăng thêm 200-300 calo/ ngày.

Trường hợp, mẹ tăng cân nhanh, không kiểm soát, trong khẩu phần ăn cần biết cách tính calo mỗi ngày tiêu thụ. Ở thời điểm này, mẹ ăn nhiều rau xanh, thịt trắng, ít đường bột, hoa quả,… để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, mẹ bầu thường hay sưng, nề, phù khuyến khích uống nhiều nước, nước hoa quả để cải thiện tình trạng này.

Nguyên tắc vàng ăn để vào con không vào mẹ

 

Khi mang thai, một chế độ ăn uống phải đáp ứng đầy đủ dưỡng chất. Cho dù lý do gì đi chăng nữa, bà bầu cũng phải ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm tốt cho mẹ và bé. Để con tăng cân, mẹ bầu không bị béo phì mà vẫn giữ dáng đẹp sau sinh ắt hẳn sẽ có nguyên tắc và bí quyết riêng về kinh nghiệm ăn uống vào con không vào mẹ.

Những thực phẩm nên ăn

Mẹ đảm bảo nguồn dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai, đáp ứng dưỡng chất cho con. Trong khẩu phần ăn uống thường ngày bổ sung các loại hạt, thực phẩm từ động vật, hải sản,… cung cấp các dưỡng chất như: sắt, các loại vitamin, DHA,…

Những thực phẩm nên tránh

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng hạn chế hoặc tránh các loại đồ ngọt. Cơ thể dung nạp nhiều đường dẫn tới mẹ dễ mắc các bệnh về đái tháo đường, tim mạch,… ảnh hưởng tới thai nhi.

Xem thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Ngoài ra mẹ cần thực hiện theo các nguyên tắc phụ sau:

  • Bổ sung đủ lượng nước hàng ngày: Phụ nữ mang thai cơ thể rất cần nước, giúp trao đổi chất, tăng cường năng lượng. Mỗi ngày chị em nên bổ sung đủ 3 lít nước, bao gồm nước lọc, nước ép trái cây… tăng vị giác.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn, khi mang thai để cơ thể hấp thụ bạn có thể chia nhỏ bữa ăn thành 6. Điều này không chỉ giúp cho cân nặng của thai phụ được kiểm soát mà còn giúp con hấp thu đầy đủ dưỡng chất.
  • Chia khẩu phần ăn: Trong quá trình mang thai, bên cạnh việc chia nhỏ bữa ăn thai phụ cũng phải chú ý đến khẩu phần ăn. Chị em có thể chia khẩu phần ăn một bữa gồm 25% protein, 25% tinh bột, 50% rau củ…
  • Tăng cường các thực phẩm có lợi: Ngoài ra, chị em cần chú trọng tăng cường các thực phẩm có lợi cho mẹ và bé. Mỗi ngày uống 1 lít sữa tươi không đường hoặc tách béo, bổ sung sữa chua, omega 3… tốt cho trí tuệ của thai nhi.

Gợi ý thực đơn ăn để vào con không vào mẹ

 

Trong suốt 40 tuần của thai kỳ, thực đơn ăn gì vào con không vào mẹ nhằm hàm ý muốn nhắc nhở thai phụ xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ăn ít tinh bột và nhiều chất xơ để cân nặng bà bầu được kiểm soát, tránh tình trạng tăng cân vù vù. Sau đây, bài viết sẽ gợi ý thực đơn ăn vào con không vào mẹ, bạn có thể tham khảo:

  • Sáng: 1 bát phở bò + 1 ly nước cam
  • Phụ sáng: 1 ly sữa tươi + 1 quả táo
  • Trưa: 1 bát cơm, cá kho, rau xào, canh
  • Phụ chiều: 1 hũ sữa chua + 1 trái kiwi
  • Tối: 1 bát súp + 1 đĩa rau
  • Khuya: 1 ly sữa tươi + trái cây

Với các mẹ đang thừa cân, mỗi ngày nên ăn 1 bát cơm, thay vào đó chuyển sang ăn gạo lứt, bánh mì. Và đặc biệt bữa ăn nào cũng cần có sự hiện diện của rau xanh, giúp hạn chế tình trạng táo bón ở mẹ bầu.

Khi mang thai thèm ăn là rất bình thường. Mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học để mẹ và bé đều khỏe mạnh. Ngoài ra, thai phụ cũng tạo cho mình thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc, vận động thân thể sẵn sàng chào đón con yêu chào đời.

Đến đây ắt hẳn mẹ đã có lời giải đáp cho thắc mắc ăn gì để vào con không vào mẹ. Hi vọng với với những chia sẻ này giúp ích bạn rất nhiều trong quá trình mang thai, khỏi đắn đo suy nghĩ trong việc ăn uống, bồi bổ cho thai nhi khỏe mạnh mỗi ngày.

Mẹ có thể tham khảo

  • Dinh dưỡng tháng thứ 6: Bà bầu ăn gì để vào con?
  • Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng: Nguyên nhân và cách điều trị
  • Dinh dưỡng tháng thứ 2: Mẹ bầu nên ăn gì để giảm nôn ói?
  • Chuyên gia tư vấn: Dinh dưỡng cho bà bầu thời kỳ đầu mang thai
  • Bài tập giảm mỡ bụng cho bà bầu giúp thai kỳ khỏe mạnh
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories