Do sinh mổ, vết thương lâu lành nên mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp hơn, tìm hiểu 5 thực đơn lý…
Sinh mổ các mẹ sẽ đau lâu hơn các mẹ sinh thường do vết mổ. Nhưng nếu không có chế độ ăn phù hợp vết mổ đó sẽ khó lành, chảy mủ hoặc để lại sẹo. Đồng thời việc thiết lập chế độ ăn hợp lý sẽ giúp các mẹ có đủ sữa cho em bé. Vậy bà bầu nên ăn gì sau khi sinh mổ? Thực đơn cho mẹ sinh mổ gồm những gì? Theo dõi bài viết ngay sau đây của iPREG để tìm câu trả lời mẹ nhé!
Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Trần Thành Nam
ThS – Bác sĩ Trần Thành Nam hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Tốt nghiệp Đại Học Y Hà Nội năm 2014, lấy hàm Thạc Sĩ năm 2016, công tác tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ năm 2016. Năm 2018, Bác sĩ Trần Thành Nam cộng tác cùng iPREG nhằm mang tới bạn đọc những thông tin y khoa chính xác nhất.
Xem thêm: Tư vấn: 10 loại vitamin và khoáng chất không thể thiếu cho mẹ sau sinh
Vì sao nên thiết lập chế độ ăn cho mẹ sinh mổ?
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh vô cùng quan trọng. Bởi các mẹ sau sinh sẽ rất yếu, đặc biệt là các mẹ bầu sinh mổ. Vì vậy thiết lập thực đơn cho mẹ sinh mổ rất cần thiết cho các mẹ. Ngoài cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ, giúp mẹ cung cấp những chất cần thiết nhanh nhất giúp việc lành sẹo của các mẹ trở nên nhanh hơn.
Ngoài ra việc nạp chất dinh dưỡng vào cơ thể sẽ giúp mẹ có đủ lượng sữa cho em bé. Ngay sau đây, chúng mình sẽ cùng nhau chia sẻ về chế độ thực đơn cho mẹ sinh mổ, ngoài ra qua bài viết này các chuyên gia còn mách bạn những lưu ý cần thiết các mẹ nên biết sau khi sinh. Theo dõi bài viết ngay sau đây nhé.
Xem thêm: Kiêng cữ sau sinh, những vấn đề mẹ cần đặc biệt lưu tâm
Thực đơn cho mẹ sinh mổ
Đây là thực đơn cho mẹ sinh mổ. Sau sinh mổ 6 tiếng các mẹ nên bổ sung dinh dưỡng để lấy lại sức, tuy nhiên các thức ăn này nên là những thức ăn chay và dễ tiêu hoá. Những ngày sau các mẹ nên ăn những thức ăn ít dầu mỡ, dễ tiêu hoá, đặc biệt không nên ăn quá no.
Thực đơn ở cữ số 1
Thực đơn 1 bao gồm: thịt thăn nấu cùng nghệ và tôm, canh thịt viên, súp lơ luộc ăn kèm với cơm trắng, tráng miệng bằng sữa chua hoặc chuối.
Thực đơn ở cữ số 2
Thực đơn 2 bao gồm: cơm trắng, ruốc tôm, trứng luộc và thịt viên nấu bầu.
Thực đơn ở cữ số 3
Thực đơn 3 bao gồm: thịt bò xào mướp, thịt kho củ cải, rau ngót nấu thịt băm ăn kèm cơm trắng. Mẹ đừng quên dùng hoa quả tươi hoặc bánh ngọt tráng miệng nhé.
Thực đơn ở cữ số 4
Thực đơn 4 bao gồm: gà rang gừng ăn kèm cơm trắng, canh bầu nấu mọc, tôm rang. Tránh miệng bằng vài lát dưa hấu hoặc dứa.
Thực đơn ở cữ số 5
Thực đơn 5 bao gồm: tôm xào mướp đắng, canh thịt hoặc chân giò hầm đu đủ ăn kèm cơm trắng. Tráng miệng mẹ có thể dùng táo hoặc nho.
Đây là những gợi ý thực đơn cho các mẹ sau sinh mổ. Mong rằng các thực đơn này đã phần nào giúp các mẹ giải quyết nỗi lo về không biết ăn những thực phẩm nào tốt sau sinh. Ngoài ra mẹ cũng có thể xem thêm thật nhiều thực đơn ở cữ hấp dẫn tại đây.
Xem thêm: Gợi ý 100+ thực đơn giảm cân hiệu quả nhất từ chuyên gia
Những lưu ý sau khi sinh mổ
Vào một, hai tháng đầu tiên khi vết mổ vẫn chưa lành, việc đi lại và ăn uống của các mẹ bầu sinh mổ vô cũng khó khăn. Vì vậy, các mẹ hãy lưu ý những điều sau đây để tốt cho bản thân cũng như các bé :
- Thời gian đầu khi các mẹ chưa trung tiện được bác sĩ sẽ không cho các mẹ ăn để đảm bảo cho vết mổ. Tuy hơi khó chịu nhưng mẹ sinh mổ nên tuân thủ theo các yêu cầu của bác sĩ nhé.
- Một thời gian sau khi bình phục các mẹ nên ăn những đồ ăn dễ tiêu như cháo loãng hay sữa. Mẹ cũng nên chia ra từng bữa nhỏ để giúp mẹ tiêu hoá được dễ dàng hơn.
- Sau 1 tuần, khi các mẹ đã đi lại được các mẹ có thể ăn được những món mặn. Tuy nhiên lưu ý nên ăn những món dễ tiêu như canh rau ngót hoặc thịt nạc được xay nhuyễn. Bởi thời gian đầu mẹ sau sinh mổ sẽ có một chút khó chịu về răng miệng, nên hạn chế nhất việc sử dụng cơ miệng nhiều cho việc nhai, không sẽ gây hại cho việc ăn uống sau này.
- Cung cấp một lượng nước cần thiết cho cơ thể. Các mẹ nên uống nước ấm hoàn toàn và chia nhỏ phần nước mình uống hợp lý. Uống thêm sữa ở giai đoạn này cũng vô cùng cần thiết
- Chọn ăn những loại trái cây ngọt để cung cấp vitamin cho mẹ sinh mổ đơn cử như các loại trái cây như : quả na, quả hồng xiêm, quả nho ngọt, cherry hay việt quất.
Xem thêm: Bác sĩ giải đáp: Những nguy hiểm gì khi sinh mổ nhiều lần?
- Vào tuần 2 sau sinh mổ các mẹ có thể ăn được những đồ ăn mặn bình thường nhưng phải nấu chín. Nhưng vẫn nên kiêng những loại đồ ăn như : đồ nếp, trứng, tôm và thịt bò. Các loại đồ ăn này sẽ khiến vết mổ bị chảy mủ và thâm, gây đến mất mĩ quan cho các mẹ sinh mổ. Cũng nên kiêng những thực phẩm mang tính hàn như cua, rau đay, ốc các thực phẩm này có tác dụng chống đông khiến vết mổ sẽ bị lâu lành.
- Không nên uống những đồ uống có cồn, sữa đậu nành hay tinh bột để ngăn ngừa đầy hơi.
- Các loại rau xanh cũng cần phải lưu ý khi ăn, trong rau có những thành phần thảo dược đôi khi sẽ không tốt cho bạn. Tăng cường các loại vitamin các bạn có thể phơi nắng cùng với bé. Ăn nhiều trái cây và sử dụng sữa, đồng thời uống nhiều nước. Đồng thời nên ăn những thực phẩm giúp co cổ tử cung, đầy nhanh chất ứ đọng trong cổ tử cung ra ngoài.
Với những thực đơn cho mẹ sinh mổ chúng tôi gợi ý cho các mẹ ở phía trên, các mẹ có thể thay đổi hằng ngày. Hoặc có thể sáng tạo thực đơn trên những món bạn yêu thích. Những hãy nên kiêng kỵ những thực phẩm khiến lượng sữa của bạn sụt giảm hoặc làm vết mổ lâu lành. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe mạnh sớm lành vết mổ và có thật nhiều sữa cho bé.
Mẹ có thể tham khảo
- Ăn gì sau khi sinh mổ? Dinh dưỡng sinh mổ phù hợp nhất từ chuyên gia
- Mẹ nên ăn gì sau sinh để sữa nhanh về, cải thiện chất lượng sữa?
- Mẹ cần tránh ăn những loại thực phẩm nào sau khi sinh?
- Tắc sữa sau sinh: cấp độ, nguyên nhân và biện pháp xử lý
- Các liệu pháp giảm đau sau sinh mẹ cần biết