Bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì? Chuyên gia tư vấn

Ba tháng giữa thai kì ăn gì? Bổ sung dinh dưỡng ra sao để mẹ khỏe, bé ngoan? Mẹ hãy tìm câu trả lời…

Vậy là mẹ đã đồng hành cùng con yêu được gần nửa chặng đường. Chiều dài và cân nặng thai nhi đã có sự phát triển vượt bậc trong tam cá nguyệt thứ 2, nhu cầu dinh dưỡng cũng vì thế mẹ phải đáp ứng nhiều hơn. Vậy bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì? Chế độ dinh dưỡng ra sao? Cùng iPREG tìm hiểu chi tiết qua chia sẻ của bác sĩ Đặng Thanh Tâm trong nội dung dưới đây.

Chịu trách nhiệm nội dung: Dr. Đặng Thanh Tâm

ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Xem thêm: Dinh dưỡng tháng thứ 4: Ăn gì để vào con, mẹ khỏe mạnh?

Dinh dưỡng 3 tháng giữa thai kỳ có vai trò như thế nào?

Mong ước lớn nhất của các ông bố, bà mẹ là sẽ đón con yêu chào đời thật khỏe mạnh. Do đó, không chỉ 3 tháng giữa mà chế độ dinh dưỡng xuyên suốt thời gian mang thai hết sức quan trọng trong sự hình thành và phát triển toàn diện của thai nhi.

Tam cá nguyệt đầu tiên, nhu cầu dinh dưỡng của bé từ mẹ rất ít. 2 tháng đầu, thai nhi hầu như không sử dụng dưỡng chất của mẹ. Bé chỉ sử dụng một phần nhỏ trong tháng thứ 3. Do đó, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này cũng chưa thực sự quá quan trọng.

Tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm thai nhi phát triển nhanh chóng. Các bộ phận cơ thể được hình thành và hoàn thiện đầy đủ. Bé đã có thể cử động linh hoạt. Giác quan cũng đang trong quá trình hoàn thiện. Chính vì thế, thai nhi đòi hỏi một lượng dinh dưỡng rất lớn từ mẹ.

Vào thời gian này này, mẹ bầu đã thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng do ốm nghén, nên việc ăn uống không còn là nỗi sợ hãi như lúc đầu nữa. Đây là điều kiện lý tưởng để mẹ kịp thời bổ sung dinh dưỡng bù đắp cho những thiếu hụt ở tam cá nguyệt trước đó.

Các chuyên gia khuyến nghị, mẹ cần bổ sung khoảng 250 kcal/ngày. Tương đương với 4-5kg cân nặng trong toàn bộ tam cá nguyệt thứ 2. Vậy 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì để đạt được những con số trên. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì?

Tuy rằng nguy cơ sảy thai ở giai đoạn này đã giảm hẳn nhưng đó không có nghĩa mẹ đã an toàn. Bởi ở kỳ tam cá nguyệt thứ 2, khả năng sinh non và thai lưu vẫn luôn hiện hữu. Những biểu hiện khi mẹ bầu bị thiếu hụt dinh dưỡng có thể kể đến như: chuột rút, thiếu máu, táo bón,… Để hạn chế những triệu chứng bất thường như trên, bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì? Theo bác sĩ Tâm, mẹ cần bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất sau:

Axit Folic (vitamin B9)

Như chúng tôi đã trình bày ở các chuyên mục khác, axit Folic có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa dị tật ống thần kinh và nứt đốt sống thai nhi. Do đó, axit Folic chính là khoáng chất cần thiết nhất trong thực đơn 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì của mẹ. Liều lượng được các bác sĩ khuyên dùng là 50mg mỗi ngày.

Mẹ có thể lựa chọn những loại rau có màu xanh thẩm như: súp lơ, cải bó xôi, ớt chuông, đậu bắp,… để bổ sung axit Folic một cách an toàn và hiệu quả nhất. Ngoài ra, trong trường hợp không sử dụng được các loại thực phẩm này, mẹ hoàn toàn có thể dùng thuốc axit Folic như một giải pháp thay thế khả dĩ.

Bổ sung DHA

Não bộ và thị giác của con yêu lúc này cần được hoàn thiện nhất. Vì thế, với một lượng DHA vừa đủ sẽ giúp thai nhi hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển. Các loại hạt macca, óc chó, hạnh nhân và lòng đỏ trứng,… là một lựa chọn thích hợp để bổ sung DHA cho mẹ bầu.

Xem thêm: Hạt hạnh nhân: Khám phá 8 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Tinh bột

Đa phân bà bầu có tâm lý kiêng ăn tinh bột để hạn chế cân nặng của bản thân. Đó là việc làm sai lầm gây hại cho cả mẹ và bé. Bởi tinh bột sẽ giúp duy trì năng lượng cho hoạt động sống mỗi ngày, hỗ trợ phát triển não bộ và các cơ quan thần kinh.

Tuy nhiên, thay vì sử dụng nhiều cơm, mẹ bầu có thể thay nguồn tinh bột bằng yến mạch, các loại ngũ cốc hoặc gạo lứt. Ngoài cung cấp năng lượng, một lượng chất xơ dồi dào cũng được nạp vào cơ thể mẹ đấy.

Kẽm và sắt

 

Ở giai đoạn giữa thai kỳ, các bộ phận trong cơ thể bé đang phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, bổ sung sắt cho bà bầu đầy đủ giúp ngăn ngừa thiếu máu ở trẻ, giúp bé thông minh khi chào đời. Những loại thực phẩm như: thịt bò, tim, cật, trứng gà,… cung cấp nguồn lớn sắt dồi dào.

Kẽm cũng cần được bổ sung đầy đủ trong khoảng thời gian này. Bổ sung kẽm cho bà bầu đầy đủ có thể cân bằng đường huyết, giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Mẹ có thể lựa chọn những loại thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, hàu, nấm, các loại hạt, yến mạch,…

Các loại vitamin A, C, D

Vitamin A

Góp phần cho việc phát triển xương, phổi, hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Vitamin A còn đóng góp vai trò lớn giúp mắt con yêu sáng khỏe, có làn da hồng hào mịn màng và phòng ngừa hen suyễn của bé sau sinh. Do cơ thể không thể tự tổng hợp vitamin A nên mẹ bầu cần tìm ăn những loại hoa quả như: cà rốt, cà chua, cần tây, phô mai, gấc,… để bổ sung đủ lượng vitamin mỗi ngày.

Vitamin C

Mẹ bầu cần cung cấp khoảng 85mg vitamin C hàng ngày trong quá trình mang thai. Khoảng 120mg/ngày sau sinh để giúp bé phòng ngừa thiếu máu. Góp phần vào việc hình thành xương và răng sau này của con yêu.

 

Mẹ bầu nên chú ý nếu thiếu vitamin C sẽ rất dễ mắc những bệnh như chảy máu răng, khô xơ tóc, chảy máu mũi. Vitamin C có nhiều trong những loại thực phẩm như ổi (125mg/quả), ớt chuông (342mg). Ngoài ra các loại rau xanh cũng dồi dào vitamin C không kém, mẹ bầu cần bổ sung vào thực đơn nhé.

Xem thêm: Rau cho bà bầu: Loại rau nào tốt nhất khi mang thai?

Vitamin D

Vitamin D là chất xúc tác, thúc đẩy quá trình phát triển xương và răng thai nhi. Nhờ vitamin D mà canxi, photpho hoàn thành trọng trách một cách dễ dàng hơn. Thiếu vitamin D rất dễ thấy do thai phụ sẽ bị tiền sản giật và dị tật xương ở thai nhi.

Một nghiên cứu của Women’s Health cho biết, vitamin D còn giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ dễ dàng hơn so với những bạn không cung cấp đủ. Bổ sung vitamin D ở những loại thực phẩm như dầu cá, trứng cá tầm, các loại nấm.

Ngoài ra vitamin D còn có trong ánh nắng mặt trời lúc sáng sớm. Lưu ý rằng việc bổ sung vitamin D dư thừa, gây nên hiện tượng nhồi máu cơ tim và những bệnh lý khác. Vì thế, cần bổ sung một lượng vừa đủ khoảng 600 IU là hợp lý.

Những thực phẩm mẹ bầu cần tránh 3 tháng giữa thai kỳ

 

Các gia vị cay nóng

Những loại cay nóng như gừng, ớt, ngũ vị hương,… sẽ khiến mẹ bầu mất nước rất nhiều. Làm cơ quan bài tiết hoạt động quá sức, gây táo bón khi mang thai. Ngoài ra táo bón sẽ làm mẹ bầu khó khăn trong việc đi vệ sinh. Thai nhi trong tử cung bị co thắt, tăng nguy cơ sinh non.

Nhân sâm

Dù biết đến là một loại thảo dược thần kỳ, có nhiều công dụng trong sức khỏe con người. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai, nhân sâm có tác dụng hoàn toàn ngược lại. Sử dụng nhân sâm khi “bầu bí”, nguy cơ gây dị tật bẩm sinh, chảy máu, mất cân bằng lượng đường trong máu gây chóng mặt, nhịp tim chậm ảnh hướng lớn đến mẹ và bé. Tuyệt đối kiêng sử dụng loại “thần dược” này.

Những loại thực phẩm nhiều đường

Những loại thực phẩm có nhiều chất ngọt làm tăng lượng insulin trong cơ thể mẹ bầu. Điều này không tốt chút nào bởi nó gây cho mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm.

Rượu bia, cà phê và các chất kích thích

Tác hại trầm trọng mà những chất kích thích trên gây ra sẽ khiến mẹ bầu phải hoảng hốt. Caffein trong cà phê và rượu bia khiến nguy cơ sinh non, thai lưu và dị tật bẩm sinh ở thai nhi rất cao (chiếm đến 50%). Ngoài ra, caffein còn ngăn cản quá trình tiếp thu sắt, gây thiếu máu ở mẹ bầu và có nguy cơ tử vong. Tuyệt đối không sử dụng trong suốt quá trình mang thai.

Tham khảo thêm: 10 loại thực phẩm mẹ cần tránh hoặc hạn chế sử dụng khi mang thai

Lời khuyên của chuyên gia

 

Để con yêu luôn an toàn và phát triển toàn diện trong bụng mẹ, thai phụ cần lưu ý:

Không di chuyển gập người lên xuống nhiều lần gây ra hiện tượng choáng váng và dễ bị té ngã. Đứng quá lâu một chỗ khiến mẹ bầu phù nề do sưng chân và khó chiụ cho mắt cá chân. Tập luyện những bài yoga cho bà bầu phù hợp để lưu thông khí huyết, hỗ trợ tốt quá trình sinh nở sau này. Luôn khám thai định kỳ và tuân thủ theo lời khuyên bác sĩ.

Chú ý nếu không nghe tiếng động của con, hãy nhớ liên hệ ngay cho bác sĩ để tránh trường hợp xấu xảy ra. Chăn gối nhẹ nhàng trong thời gian mang thai, góp phần phát triển tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Hạn chế muộn phiền, lo âu. Luôn yêu đời, thoải mái hay mỉm cười để con yêu sau này luôn tươi tắn.

Tới đây, hi vọng mẹ đã tìm được lời giải cho câu hỏi: 3 tháng giữa thai kỳ nên ăn gì? 3 tháng đầu là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình mang thai, mẹ bầu đã vượt qua dễ dàng. Đồng hành cùng con ở giai đoạn tiếp theo này chắc hẳn sẽ không là thử thách quá lớn của người làm mẹ.

Chỉ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng và có chế độ sinh hoạt phù hợp, mẹ bầu sẽ lại vượt qua giai đoạn thứ hai một cách suôn sẻ. Nhớ luôn đóng góp ý kiến và đón xem chủ đề mới nhất của iPREG nhé. Chúc các mẹ bầu luôn khỏe để sớm chào đón con yêu ra đời.

Mẹ có thể tham khảo

  • Thai giáo 3 tháng giữa: Kích thích trí não trẻ phát triển toàn diện
  • Lịch khám thai 3 tháng giữa thai kỳ: A-Z những gì mẹ cần biết
  • Yoga cho bà bầu 3 tháng giữa: 10 tư thế hiệu quả nhất mẹ cần biết
  • Bác sĩ tư vấn: Các loại vitamin cho bà bầu cần thiết nhất
  • Nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái? Bác sĩ tư vấn
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
Bác sĩ Đặng Thanh Tâm
ThS – Bác sĩ Đặng Thanh Tâm hiện đang công tác tại khoa sản nhi Bệnh Viện Đa Khoa Việt Trì, Phú Thọ. Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa Đại học Y Thái Nguyên năm 2017, nhận bằng thạc sĩ sản nhi năm 2019 tại Đại học Y Hà Nội. Tháng 3 năm 2019, bác sĩ Đặng Thanh Tâm quyết định tham gia làm bác sĩ cố vấn cho iPREG. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: contact@ipreg.vn.

Related Posts

Comments

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Stay Connected

spot_img

Recent Stories